Phát triển nhà ở xã hội ngày càng nhiều ưu đãi
Tín hiệu lạc quan dần xuất hiện khi thời gian gần đây, đã có thêm dự án nhà ở xã hội khởi công. Tháng 12/2023, dự án nhà ở xã hội CT-05 và CT-06 thuộc Khu đô thị mới Thanh Lâm - Đại Thịnh 2 (HUD Melinh Central) huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội đã được khởi công xây dựng. Dự án do Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) làm chủ đầu tư, cung cấp ra thị trường 280 căn nhà ở xã hội.

Tháng 1/2024, công ty cổ phần Vinhomes đã khởi công hai dự án nhà ở xã hội tại Hải Phòng và Khánh Hòa. Đó là dự án nhà ở xã hội Happy Home tại Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, P. Tràng Cát, Q. Hải An, TP. Hải Phòng với hơn 4.000 căn hộ. Và dự án nhà ở xã hội Happy Home tại phường Cam Nghĩa, TP. Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa với gần 3.600 căn nhà ở xã hội. Việc có nhiều dự án nhà ở xã hội được khởi công trong thời gian ngắn đã bắt đầu cho thấy những tín hiệu tích cực từ phân khúc này cũng như các chính sách được ban hành đang dần phát huy hiệu quả.
Việc thông qua Luật Nhà ở sửa đổi đã tạo thêm cơ chế thông thoáng giúp thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội trong thời gian tới. Tới đây khi Luật Đất đai sửa đổi được thông qua,những vướng mắc xung quanh thủ tục hành chính hay định giá đất cũng sẽ được giải quyết, từ đó tiếp tục khơi thông việc phát triển các dự án nhà ở xã hội. Hay mới đây nhất việc NHNN ban hành Thông tư số 22 điều chỉnh lại hệ số rủi ro tín dụng trong các khoản vay BĐS, đặc biệt là nhà ở xã hội giảm xuống tối đa 50%, cũng được kỳ vọng khuyến khích các tổ chức tín dụng đẩy mạnh phát triển cho vay. Bởi lẽ hiện nay, việc hệ số rủi ro khi cho vay kinh doanh BĐS đang ở mức cao khiến nhiều ngân hàng gặp khó.

Có thể thấy những nỗ lực từ phía Chính phủ và các ban ngành, đơn vị liên quan trong việc tháo gỡ cho phát triển nhà ở xã hội là rất lớn. Điều này đã tạo thêm cơ sở để củng cố niềm tin cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng loại hình nhà ở này, từ đó góp phần giảm giá thành BĐS, điều tiết lại thị trường. Bên cạnh đó, những chính sách cũng tạo điều kiện nhiều hơn cho người dân có cơ hội được sở hữu nhà ở. Tiến tới cải thiện lượng giao dịch trên thị trường và đảm bảo an sinh xã hội.


Hà Nội hiện có 1.448 dự án gặp vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng do những bất cập trong chính sách pháp luật, nhất là sự chuyển tiếp giữa Luật Đất đai 2013 và Luật Đất đai 2024.
Hà Nội đang đẩy nhanh việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với 712 dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn thành phố, tránh lãng phí về nguồn lực đất đai.
Cần xã hội hóa mạnh mẽ và thêm nhiều chính sách hỗ trợ, để doanh nghiệp được chủ động sử dụng quỹ đất phát triển nhà ở cho người trẻ, người thu nhập thấp.
Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Dương Đức Tuấn đã ký quyết định số 27 ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn.
Các chuyên gia đề xuất, các địa phương cần xác định, tính toán khoa học theo "nguyên tắc thị trường", "hài hòa lợi ích" để giá đất thương mại, dịch vụ bằng khoảng 20% - 40% so với giá đất ở trong bảng giá đất.
Quy hoạch chi tiết bốn khu tập thể cũ vừa được quận Đống Đa. TP. Hà Nội đưa ra lấy ý kiến cộng đồng, tạo bước khởi đầu quan trọng để cuối năm 2025 có thể khởi công xây dựng lại.
0