Phát triển nhà ở xã hội: Cần thêm cơ chế, chính sách
Chủ trương để Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là cơ quan chủ quản dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội đã được Quốc hội thông qua. Nhưng gần 1 năm kể từ khi được chấp thuận, vẫn chưa có 1 dự án nào được hoàn thành bằng hình thức này.
Ông Trần Đoàn Trung, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP Hồ Chí Minh cho biết: “Hiện nay chúng tôi cũng đang kiên trì báo cáo và đề xuất, để các cơ quan quản lý nhà nước, kể cả Quốc hội, Chính phủ, chính quyền thành phố xem xét nghiên cứu có cơ chế để có thể tạo điều kiện cho công đoàn sử dụng nguồn lực của công đoàn tham gia cùng ngân sách nhà nước. Qua đó, công đoàn có thể hỗ trợ, khuyến khích các nhà đầu tư, doanh nghiệp xây dựng nhà ở cho công nhân”.

Nhà ở xã hội là chủ trương đầy tính nhân văn nhưng để đẩy nhanh tiến độ, cần giúp doanh nghiệp giảm bớt các áp lực về đất, thuế. Để đưa người dân đến gần hơn, nhiều hơn với loại hình nhà ở này, cần phát triển theo hướng đa dạng như: ưu tiên nhà ở xã hội cho thuê mua/mua. Vấn đề này đã được nhiều đại biểu đề cập tới trên nghị trường và nhận được sự đồng thuận.
Ý kiến của đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương: “Việc phát triển nhà ở xã hội không chỉ nên tập trung vào nhà ở xã hội để bán mà cần phát triển theo hướng cho thuê, điều đó cũng đúng với ý muốn của đa số những người lao động có thu nhập trung bình thấp ở các đô thị lớn. Họ mong muốn một căn nhà không phải mua trả góp mà tính theo tiền thuê hàng tháng".

Để mục tiêu đến năm 2030 có được ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội, đã có nhiều ý kiến đề xuất cần vai trò của Nhà nước nắm giữ phần trách nhiệm chính. Theo ông Bùi Văn Doanh, Viện trưởng Viện nghiên cứu BĐS Việt Nam: “Theo tôi vẫn đang lẫn lộn giữa việc phát triển nhà ở xã hội của chính quyền địa phương, nhà nước hay kêu gọi sự tự nguyện tham gia kinh doanh của các doanh nghiệp. Những doanh nghiệp họ làm cần lãi, nên tôi vẫn đề xuất vai trò của nhà nước ở đây, cụ thể chính quyền sẽ đặt hàng các doanh nghiệp, theo đó các doanh nghiệp sẽ phải tuân thủ theo yêu cầu của các cấp chính quyền, cùng với đó là quyền phân phối nhà ở xã hội cũng nên do chính quyền sở tại quyết định”.
Mục tiêu trong năm 2024 đặt ra là hoàn thành 130.000 căn hộ nhà ở xã hội. Tuy nhiên, sau nửa năm mới có 8 dự án (quy mô khoảng 3.100 căn hộ) hoàn thành. Như vậy còn gần 100.000 căn hộ phải hoàn thành trong nửa cuối năm còn lại.


Lợi dụng thông tin sáp nhập, giá đất tại nhiều tỉnh, thành thời gian qua bị thổi cao phi lý, thị trường bất động sản trở nên méo mó, tiềm ẩn nguy cơ vỡ 'bong bóng'.
Quy hoạch chi tiết bốn khu tập thể cũ vừa được quận Đống Đa. TP. Hà Nội đưa ra lấy ý kiến cộng đồng, tạo bước khởi đầu quan trọng để cuối năm 2025 có thể khởi công xây dựng lại.
Việc Mỹ áp thuế 46% lên hàng hóa Việt Nam được đánh giá sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến thị trường bất động sản, đặc biệt là phân khúc bất động sản công nghiệp.
Quận Đống Đa đặt mục tiêu hoàn tất quy hoạch chi tiết cải tạo bốn khu chung cư cũ: Kim Liên, Khương Thượng, Trung Tự và Hào Nam trong năm 2025, nhằm thực hiện Chương trình số 03 của Thành ủy về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 – 2025”.
Trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn nhiều dự án bất động sản bị bỏ hoang, trong khi nguồn cung nhà ở còn thiếu.
Một số trường hợp bỏ hoang đất sẽ bị Nhà nước thu hồi, theo quy định tại Điều 81 Luật Đất đai 2024.
0