Phát triển hai bờ sông Hồng thành điểm nhấn của Hà Nội

Trên thế giới, có nhiều thành phố phát triển và nổi tiếng nhờ gắn liền với các dòng sông như sông Hoàng Phố (Thượng Hải), sông Hàn (Seoul)… Trong tương lai sẽ có thêm sông Hồng gắn với niềm tự hào của Hà Nội.

Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đề ra định hướng cơ bản với 5 trục không gian chính, trong đó trục sông Hồng sẽ phát triển là không gian xanh trung tâm của đô thị trung tâm, không gian văn hóa sáng tạo, trục phát triển kinh tế - xã hội và là không gian điểm nhấn biểu tượng cho thành phố.

Mạng lưới giao thông, đặc biệt là đường sắt đô thị đi qua khu vực sông Hồng được xây dựng, kết nối đồng bộ với hệ thống giao thông công cộng khác. Quy hoạch có tính toán tới hệ thống tàu một ray chạy ven hai bờ để kết hợp du lịch, cảnh quan.

Về mặt hình thái, đô thị của Thủ đô Hà Nội sẽ quay mặt ra sông. Sông Hồng trở thành dòng sông nằm giữa khu vực đô thị phía Bắc - Nam Thủ đô, chảy qua trung tâm thành phố.

Cũng theo quy hoạch, Hà Nội sẽ dành một phần diện tích hai bên sông để xây dựng con đường di sản văn hóa như: tái hiện lịch sử, giới thiệu cảnh quan đất nước, tái hiện các lễ hội văn hóa truyền thống, phát triển văn hóa đêm.

Song song với xây dựng, sẽ bảo vệ nghiêm ngặt không gian mặt nước để cải tạo cảnh quan. Có tính toán tới xây dựng hệ thống đập tràn trên sông Hồng để đảm bảo lượng nước ổn định, điều hòa tiêu thoát nước.

Đáng chú ý là sẽ có ba vùng quy hoạch được phân đoạn theo ranh giới cầu. Theo đó, phân đoạn từ cầu Hồng Hà tới cầu Thăng Long là khu vực phát triển bảo tồn tính tự nhiên; phân đoạn từ cầu Thăng Long đến cầu Thanh Trì là khu vực trung tâm đa chức năng với các công trình công cộng, văn hóa dịch vụ thương mại; phân đoạn từ cầu Thanh Trì đến cầu Mễ Sở là không gian sinh thái.

Như vậy, trục sông Hồng được phát triển gắn với lộ trình từng giai đoạn, trước mắt ưu tiên phát triển các giải pháp về không gian xanh và sinh thái.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhiều vướng mắc đang khiến mục tiêu phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030 đạt tỷ lệ rất thấp. Doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong quá trình triển khai dự án, dù đây là phân khúc được nhà nước khuyến khích đầu tư.

Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Nghị quyết về Danh mục khu đất dự kiến thực hiện thí điểm dự án nhà ở thương mại, thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố.

Quốc hội sáng 20/5 đã nghe tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.

Nhiều ngôi nhà đang nằm "vô duyên" giữa đường là thực trạng đáng báo động hiện nay tại Hà Nội, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông và làm xấu đi cảnh quan đô thị.

Dự án nhà ở xã hội tại ô đất N01 Hạ Đình, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì hiện đang trong giai đoạn thi công tầng hầm và dự kiến sẽ hoàn thành trong tháng 7, đủ điều kiện mở bán.

Thành phố Hà Nội đã có chủ trương chuyển đổi công năng hai khu nhà chưa sử dụng là Ký túc xá sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp và Khu nhà tái định cư Đền Lừ 3 thành nhà ở xã hội.