Phát triển đô thị thông minh cần tầm nhìn dài hạn

Phát triển đô thị thông minh là một quá trình liên tục và lâu dài. Đó là nhận định của nhiều chuyên gia trong Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam – Châu Á 2023 (Vietnam - Asia Smart City Summit 2023) với chủ đề 'Khai thác dữ liệu – Xây dựng Thành phố thông minh, phát triển bền vững' diễn ra vào sáng 29/11 tại Hà Nội.

Sau 5 năm triển khai Quyết định số 950 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030, đã có 48/63 tỉnh, thành phố đang triển khai. Hơn 40 địa phương đã triển khai Trung tâm điều hành thông minh (IOC) cấp tỉnh và gần 100 IOC cấp huyện, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực giao thông, y tế, giáo dục, phát triển các ứng dụng cảnh báo.

Ông Nguyễn Việt Hùng – Giám đốc Sở Thông tin và Truyền Thông Hà Nội cho biết: "Về xây dựng thành phố thông minh chúng tôi đang có các đề án về giao thông thông minh, y tế thông minh. Giao thông thông minh có thí điểm tích cực về thẻ vé liên thông trên các hệ thống giao thông công cộng để cho người dân thuận lợi trong việc di chuyển và sẽ có nhiều mô hình mới về phát triển đô thị, phát triển giao thông dựa vào mô hình TOD."

Tuy nhiên, xây dựng đô thị thông minh tại Việt Nam gặp rất nhiều thách thức. Thách thức lớn nhất là hành lang pháp lý chưa thuận lợi cho hợp tác công tư, đặc biệt các thủ tục liên quan đến: đầu tư, đấu thầu, thuê dịch vụ công nghệ thông tin. Bên cạnh đó, các địa phương đang cần giải quyết rất nhiều bài toán liên quan đến dữ liệu số. Hiện tại, dữ liệu vừa thiếu, vừa thừa; khai thác dữ liệu khó khăn, chưa có chuẩn kết nối, độ chính xác chưa cao, mô hình thông tin, chiến lược dữ liệu cũng cần được trú trọng đầu tư bài bản hơn.

Theo ông Ngô Diên Hy – Phó Tổng giám đốc Tập đoàn VNPT: "Việc thực thi dữ liệu có nhiều rào cản chúng ta đang gặp phải như cát cứ dữ liêu, dữ liệu không được liên thông, không có bộ máy tổ chức vận hành dữ liệu, không có quy hoạch, quy chuẩn về dữ liệu. Đấy là những vấn đề nan giải hiện nay."

Phát triển đô thị thông minh chính là thực hiện chuyển đổi số trong phạm vi, quy mô của đô thị nhưng tập trung vào việc giải quyết các vấn đề lớn của đô thị. Các địa phương cần coi hạ tầng thông tin đô thị, hạ tầng số và đặc biệt là hạ tầng dữ liệu như một hạ tầng thiết yếu của đô thị, là nền tảng để thông minh hóa các hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng kinh tế - xã hội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Lễ trao Giải thưởng quốc gia Bảo Sơn 2024 đã vinh danh bốn công trình nghiên cứu tiêu biểu trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, y học, nông nghiệp và khoa học xã hội.

Nhằm bảo đảm an ninh trật tự, trật tự đô thị, Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an TP. Hà Nội đã xử lý nghiêm các vi phạm tại một số bệnh viện lớn trên địa bàn thành phố.

UBND quận Hà Đông đã thông báo danh sách 120 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy (PCCC) theo Nghị định số 50 của Chính phủ.

Để hạn chế tối đa tình trạng thiếu nước cục bộ tại các khu vực cuối nguồn, Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu các công ty cấp nước điều phối nước hợp lý, đẩy mạnh các dự án cấp nước cho những khu vực chưa có mạng lưới nước sạch.

Thực hiện Công điện số 04 của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, nhiều huyện ngoại thành đã đình chỉ điều hành công việc một số chủ tịch xã để tập trung xử lý dứt điểm các vi phạm về đất đai và trật tự xây dựng.

Từ ngày 1/8 sẽ kết thúc việc sử dụng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Vậy, chế độ cho các cán bộ hoạt động không chuyên trách này là gì?