Phát triển đô thị đối mặt 5 nhóm hạn chế lớn
Cụ thể, sự phân bố đô thị còn thiếu tính liên kết, chưa phân cấp rõ nét, chưa phát huy được kết nối vùng trong hệ thống đô thị. Kết cấu hạ tầng còn chưa thực sự đi trước một bước, thiếu đồng bộ, hạ tầng các trung tâm đô thị lớn bị quá tải. Việc khai thác, sử dụng không gian ngầm còn rất hạn chế, phát triển còn mang tính cục bộ chưa có sự liên kết tổng thể cho cả khu vực hay một đô thị. Vấn đề tổ chức xây dựng, quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch còn yếu, không gắn với nguồn lực, còn dàn trải, phát triển phình rộng đô thị còn phổ biến.
Các khu vực dân cư cũ trong đô thị còn chậm được cải tạo, chỉnh trang, tái phát triển, nhất là các khu vực có hạ tầng chưa đạt tiêu chuẩn. Từ kinh nghiệm quốc tế và yêu cầu thực tiễn phát triển đất nước trong giai đoạn mới cho thấy, việc nghiên cứu, xây dựng Luật Quản lý phát triển đô thị là hết sức cần thiết nhằm phát huy tiềm năng của các đô thị, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.


Những dự án treo không chỉ gây lãng phí nguồn lực đất đai mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống của hộ dân có nhà, đất nằm trong diện tích quy hoạch.
Người dân, các nhà đầy tư cần hết sức cẩn trọng trước tình trạng một số bộ phận lợi dụng thông tin sáp nhập để thổi giá đất, gây nhiễu loạn và đặc biệt là tạo sóng đất nền.
Quy định về xây dựng nhà ở khi nhà, đất nằm trong diện tích quy hoạch là nội dung được rất nhiều người dân quan tâm.
Nhiều địa phương tại Hà Nội như Mỹ Đức, Ứng Hòa, Quốc Oai, Phúc Thọ có kế hoạch tổ chức các phiên đấu giá đất trong tháng 4/2025.
Ngành kinh doanh bất động sản (BĐS) tiếp tục đứng thứ hai trong thu hút FDI với tổng vốn hơn 2,39 tỷ USD sau khi kết thúc quý I/2025, chiếm 21,8% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 44,1% so với cùng kỳ.
Ngành kinh doanh bất động sản (BĐS) tiếp tục đứng thứ hai trong thu hút FDI với tổng vốn hơn 2,39 tỷ USD sau khi kết thúc quý I/2025, chiếm 21,8% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 44,1% so với cùng kỳ.
0