Phát triển cụm công nghiệp để thúc đẩy kinh tế tăng trưởng

Đẩy mạnh triển khai xây dựng các cụm công nghiệp mới đang là lĩnh vực mà thành phố Hà Nội ưu tiên để hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế.

Với trên 1350 làng nghề, trong đó có 321 làng nghề truyền thống đã được công nhận, Hà Nội là thành phố có số lượng làng nghề lớn nhất cả nước. Những làng nghề đã tạo nhiều việc làm và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội địa phương.

Tuy nhiên, phần lớn các cơ sở sản xuất tại các làng nghề vẫn tập trung trong khu dân cư đông đúc, gây ô nhiễm môi trường, không đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. Do đó, đẩy mạnh triển khai xây dựng các cụm công nghiệp mới đang là lĩnh vực mà thành phố ưu tiên để hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế.

Phát triển cụm công nghiệp để thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.

Là một hộ kinh doanh lâu năm trên địa bàn xã Tam Hiệp, huyện Phúc Thọ, Hà Nội, những khó khăn trong vấn đề thiếu diện tích mặt bằng, hạ tầng không đồng bộ khiến cơ sở thêu vi tính Hương Thủy mong muốn sớm được chuyển vào sản xuất trong cụm công nghiệp

Chị Đỗ Thị Thuý Hằng, quản lý cơ sở thêu vi tính Hương Thuỷ, chia sẻ: ''Đường xá trong khu công nghiệp đi lại chưa được thuận lợi, nhất là con đường vào khu sản xuất của chúng tôi rất khó khăn, tôi rất muốn mở rộng mặt bằng nhưng không có diện tích''.

Hà Nội là thành phố có số lượng làng nghề lớn nhất cả nước.

Toàn huyện Phúc Thọ có gần 1.800 cơ sở và hộ sản xuất tại các làng nghề và con số này đang ngày một tăng thêm. Do đó nhu cầu về hoạt động tập trung tại các cụm công nghiệp ngày càng bức thiết.

Vừa qua, huyện đã khởi công cụm công nghiệp Long Xuyên. Đây là một trong 6 cụm công nghiệp được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt năm 2020, với quy mô 6 ha, tổng mức đầu tư 150 tỷ đồng.

Trước đó, 4 cụm công nghiệp khác đã khởi công và xây dựng hạ tầng kỹ thuật, sau khi đi vào hoạt động hứa hẹn sẽ thúc đẩy tiềm năng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề của huyện Phúc Thọ nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung.  Ông Lê Văn Thu, Phó Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ, cho biết huyện sẽ phát triển thêm 6 cụm công nghiệp thời gian tới.

Làng nghề đã tạo nhiều việc làm cho người dân.

Tại “Kế hoạch quản lý, đầu tư phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố năm 2024”, UBND thành phố phấn đấu khởi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật 23 cụm công nghiệp còn lại, hoàn thành khởi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật 43 cụm công nghiệp được thành lập giai đoạn 2018 - 2020. Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn còn những khó khăn vướng mắc.

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, cơ chế chính sách thu hút đầu tư để phát triển làng nghề còn vướng mắc về thủ tục pháp lý; sự phối hợp giữa thành phố, sở, ngành, địa phương chưa đồng bộ.

Để đạt được mục tiêu đã đề ra, UBND thành phố sẽ triển khai xây dựng cơ chế, chính sách phát triển cụm công nghiệp. Trong đó, tiếp tục hoàn thiện Phương án phát triển cụm công nghiệp được tích hợp vào Quy hoạch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; tổ chức công bố Phương án phát triển cụm công nghiệp, kêu gọi đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp theo quy định; tiếp tục hoàn thiện Chương trình đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021 – 2025.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày hội kết nối kinh doanh 2025 vừa là cơ hội để doanh nghiệp tìm hiểu về sản phẩm, năng lực lẫn nhau; vừa là nơi kết nối với cộng đồng doanh nhân trẻ, đối tác trong và ngoài nước.

Việt Nam đang là thị trường tiềm năng mà các doanh nghiệp châu Âu muốn được mở rộng đầu tư, tập trung vào các lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng chiến lược, các động lực tăng trưởng mới, các ngành nghề mới nổi,

Tọa đàm “Đối thoại Hà Nội 2025 Kỷ nguyên mới - Vận hội mới”, do Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội tổ chức chiều ngày 28/2, đã thu hút đông đảo các doanh nhân, nhà đầu tư của các tỉnh, thành cả nước.

Tình hình tài chính khó khăn khiến Nhựa Rạng Đông bị nhảy nhóm nợ xấu, kéo theo việc mất khả năng thanh toán và chậm công bố báo cáo tài chính.

Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam kiến nghị Chính phủ sớm trình Quốc hội sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm thuế suất hiện nay (20%) để hỗ trợ khu vực này phát triển bền vững.

Để duy trì hoạt động và đáp ứng kịp tiến độ xuất khẩu trước những tín hiệu tích cực từ các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, nhiều đơn vị trong ngành dệt may đang đẩy mạnh tuyển dụng và bổ sung nhân lực.