Phát triển bất động sản công nghiệp để thu hút đầu tư
Công ty TNHH Bemac Panels Manufacturing Việt Nam hoạt động tại Khu Công nghiệp Thăng Long từ năm 2004. Đây là doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư từ Nhật Bản.
Thuê 1,2ha đất thời hạn 43 năm, với giá ưu đãi chỉ 1USD/m2, giá thuê không thay đổi trong toàn bộ quá trình hoạt động, giúp doanh nghiệp phát triển ổn định với doanh thu khoảng 22 triệu USD/năm và tạo việc làm ổn định cho 250 lao động.
Hiện, Khu Công nghiệp Thăng Long, huyện Đông Anh, đã thu hút 105 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tỷ lệ lấp đầy gần 100%.
Có diện tích 114ha, đi vào hoạt động từ năm 1997, Khu công nghiệp Nội Bài, huyện Sóc Sơn, hiện cũng có 44 doanh nghiệp hoạt động, tỷ lệ lấp đầy gần 100%.
Chất lượng dịch vụ tốt cùng các chính sách hỗ trợ phù hợp đã giúp cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp hoạt động ổn định nhiều năm qua.

Hà Nội đang có 10 khu công nghiệp với tổng diện tích 1.348 ha, vốn đầu tư hạ tầng 139 triệu USD. Các doanh nghiệp đều phát triển ổn định với 726 dự án, trong đó có 307 dự án 100% vốn đầu tư nước ngoài, tỷ lệ lấp đầy 100%.
Các khu công nghiệp đã giải quyết việc làm cho 17 vạn lao động, đóng góp cho ngân sách trên dưới 300 triệu USD/ năm.
Trong giai đoạn 2021-2025, Hà Nội có kế hoạch thành lập 2 đến 5 khu công nghiệp mới, trong đó ba khu đã được Thủ tướng chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư là Khu công nghiệp sạch Sóc Sơn, Khu công nghiệp Đông Anh và Khu công nghiệp Phụng Hiệp ( huyện Thường Tín); 2 khu đang chờ được phê duyệt là Khu công nghiệp Bắc Thường Tín và Phú Nghĩa 2, huyện Chương Mỹ.

Theo Quy hoạch chung thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050, Thành phố Hà Nội phấn đấu phát triển 23 khu công nghiệp với diện tích khoảng 5.600 ha. Trong giai đoạn 2025-2030, thành phố sẽ bổ sung 9 khu công nghiệp với diện tích 2.911 ha.
Về phương án phát triển cụm công nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội đã gửi văn bản xin ý kiến Bộ Công Thương về kế hoạch dự kiến bổ sung 174 cụm công nghiệp, tổng diện tích 5.824 ha.
Với nhiều ưu đãi, hỗ trợ trong chính sách thu hút đầu tư, cùng với sự hồi phục của nền kinh tế, hạ tầng BĐS công nghiệp của thủ đô đang là phân khúc thu hút đầu tư hiệu quả, đặc biệt là dòng vốn đầu tư nước ngoài FDI.


Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản quý 1/2025 đạt hơn 2,39 tỷ USD, chiếm 21,8% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng 44,1% so với cùng kỳ.
Vùng Thủ đô phía Bắc đang trở thành cực tăng trưởng mới nhờ loạt siêu dự án hạ tầng và chủ trương sáp nhập hành chính; nhiều đô thị vệ tinh bứt phá, thu hút mạnh dòng vốn đầu tư bất động sản.
Thị trường văn phòng cho thuê đã có bước khởi đầu tương đối tích cực trong quý đầu tiên.
Chính sách tiền tệ nới lỏng và lãi suất được điều chỉnh giảm đang tạo tâm lý tích cực cho thị trường bất động sản. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp bất động sản vẫn đang còn thiếu vốn.
Khu đất ký hiệu N02 số 275 Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân, Hà Nội) có diện tích 3.557m² dự kiến sẽ được triển khai xây dựng nhà ở xã hội với tổng cộng 408 căn hộ.
Sở Tài chính Hà Nội vừa công bố thông báo lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đấu thầu đối với khu đô thị cao cấp tại huyện Mê Linh với tổng mức đầu tư gần 15.000 tỷ đồng, quy mô dân số khoảng 21.000 người.
0