Phát lộ dấu tích sân Đan Trì, đường Ngự đạo điện Kính Thiên

Hàng nghìn hiện vật khảo cổ được tìm thấy thông qua cuộc khai quật khu vực Chính điện Kính Thiên năm 2022. Trong đó, các nhà khoa học, khảo cổ học lần đầu tìm thấy những dấu tích về sân Đan Trì, đường Ngự đạo. Kết quả được công bố sáng nay, 22/11.

Trung tâm bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội phối hợp với Viện Khảo cổ học tiến hành khai quật 990m2 thuộc khu vực chính điện Kính Thiên, Hoàng Thành Thăng Long. 

Hố khai quật nằm giữa vị trí nhà Cục tác chiến và Đoan Môn, xung quanh là các vị trí đã từng được khai quật trước đó. Kết quả khai quật tiếp tục làm phát lộ dấu tích kiến trúc của các thời kỳ Lý, Trần, Lê sơ, Lê Trung hưng…

Các nhà khảo cổ tìm thấy hàng nghìn hiện vật khảo cổ gồm các loại gạch, ngói, đồ gốm men, đồ sành, đồ đất nung, đồ kim loại, đồ đá… Tiêu biểu nhất là mảnh mô hình tháp đất nung thời Trần. Các di vật là các loại vật liệu xây dựng Hoàng cung Thăng Long, đồ dùng sinh hoạt Hoàng cung thời kỳ Thăng Long và một số ít thuộc thời tiền Thăng Long.

Theo PGS.TS Tống Trung Tín - phụ trách công trường khai quật - địa tầng Thời Lê sơ và Lê trung hưng tiếp tục phát lộ dấu tích sân Đan Trì, đường Ngự Đạo. Đặc biệt, lần đầu tiên xuất lộ Ngự Đạo thời Lê sơ được lát bằng gạch vuông đỏ cỡ lớn, bên cạnh Ngự Đạo lại có thêm một lối đi phụ ở phía Đông bằng gạch lát nghiêng.

Lối đi này cũng trùng khớp vào cửa phụ phía Đông của Đoan Môn, hố thám sát ở giữa lòng nhà xuất lộ hàng gạch bó 2 lớp chạy theo chiều Đông - Tây có khả năng là hàng gạch bó nền ngăn sân Đại Triều làm 2 cấp khác nhau. PGS.TS Tống Trung Tín đưa ra giả thiết nêu trên, tuy nhiên để làm rõ vấn đề này ông cho rằng vẫn cần phải tiếp tục nghiên cứu thêm.

PGS.TS Tống Trung Tín chủ trì cuộc hội thảo đầu bờ được tổ chức tại hố khai quật sáng 22/11. Ảnh: Tiền phong

Theo sử sách, vào thời Lê sơ và Lê Trung hưng có sân Đan Trì (hay sân chầu, sân Đại Triều, sân điện Kính Thiên) là nơi diễn ra các nghi lễ quốc gia quan trọng nhất của đất nước. Dấu tích sân Đan Trì thời Lê trung hưng nằm trong lớp văn hóa Lê trung hưng. Dấu vết nền sân phân bố rộng khắp hố khai quật.

Dấu tích đã bị đào phá rất mạnh tại nhiều vị trí bởi các hoạt động/công trình giai đoạn sau (thời Nguyễn, thời Pháp thuộc, thời hiện đại). Sân Đan Trì chạy theo hướng Bắc – Nam, trải dài từ thềm rồng điện Kính Thiên tới cổng Đoan Môn, được dấu vết móng đầm gia cố trục Ngự đạo phân chia thành 2 khu vực: phía Đông và phía Tây. Sân Đan Trì gồm có móng sân và mặt sân.

Cuộc khai quật này cũng làm xuất hiện móng Ngự đạo và vật liệu đá có thể được dùng để lát mặt Ngự đạo. Dấu vết Ngự đạo bị phá hủy nghiêm trọng bởi các công trình giai đoạn sau.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Được xây dựng song hành với cầu Long Biên, ga Long Biên là một trong những chứng nhân lịch sử của Thủ đô Hà Nội với kiến trúc độc đáo, trở thành địa điểm du lịch được nhiều du khách yêu thích.

Sau khi tham khảo ý kiến các nhà khoa học, chuyên gia, ngành văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Bắc Ninh đã đề xuất bảo tồn tại chỗ hai chiếc thuyền cổ được tìm thấy tại phường Hà Mãn, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

Không chỉ là biểu tượng của Thủ đô thân yêu, Cột cờ Hà Nội còn là chứng tích cho một thời kháng chiến chống Pháp oanh liệt, dấu ấn kiên cường, bất khuất của các thế hệ người dân Hà Nội.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự sẽ miễn thu phí khách tham quan trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay, thời gian thực hiện trong 5 ngày, từ ngày 30/4 đến 4/5.

Khu phố cổ Hà Nội lâu nay đã trở thành biểu tượng của sự sáng tạo và gìn giữ di sản với các hoạt động đặc biệt. Nhiều ngôi đình trong phố cổ thời gian qua đã được tu bổ, tôn tạo để trở thành không gian kết nối di sản làng nghề và lan tỏa tinh hoa nghề truyền thống.

Chùa Thắng Nghiêm tọa lạc tại xã Cự Khê, huyện Thanh Oai là công trình tâm linh có kiến trúc độc đáo, với giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời.