Phát huy giá trị di tích Đền Núi Sưa
Đền Núi Sưa toạ lạc trên đỉnh núi Sưa thuộc khu vực phía Tây kinh thành Thăng Long của vùng đất "Thập Tam trại" xưa, nay thuộc công viên Bách Thảo, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình. Đền thờ Đức Thánh - Thượng Đẳng Phúc Thần - Huyền Thiên Hắc Đế, vị thần có công trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập của dân tộc thời vua Lý Thánh Tông. Đền Núi Sưa được UBND thành phố xếp hạng di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật vào năm 2015 và giao quận Ba Đình quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị. Ngày 20/8/2021, UBND quận Ba Đình phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng dự án: Tu bổ tôn tạo di tích đền Núi Sưa.

Theo đó, Đền được triển khai tu bổ với nguồn vốn ngân sách và huy động xã hội hoá. Tổng mức đầu tư: 26,4 tỷ đồng. Quy mô đầu tư Dự án bao gồm: Tu bổ tôn tạo Đền chính; Nghi môn; Bình phong. Xây mới Nhà tả vu; Nhà hữu vu, Phương Đình, nhà Thủ từ; Am hóa sớ… với nguyên tắc tôn trọng và giữ nguyên các yếu tố di tích gốc, không gian cảnh quan kiến trúc. Giải pháp được tập trung là quy hoạch xây dựng mới một số hạng mục, chỉnh trang sân vườn, đảm bảo thích ứng với công năng, điều kiện sử dụng.

Lễ hội truyền thống kỷ niệm ngày sinh Đức Thánh Thượng Đẳng Phúc Thần - Huyền Thiên Hắc Đế được tổ chức quy mô cấp quận với nhiều nội dung như: Tổ chức rước Lễ vật và Khóa lễ cúng Phật cầu Quốc Thái dân an được tổ chức tại Chùa Một Cột với sự tham gia của hơn 120 phật tử thuộc ba làng Xuân Biểu, Hữu Tiệp, Ngọc Hà; Nghi thức rước lễ vật của Nhân dân ba trại Xuân Biểu, Ngọc Hà, Hữu Tiệp và các địa bàn dân cư phường Ngọc Hà; Nghi thức cung nghinh và rước Đức Thánh tuần du bản lý; Lễ tế dân gian và dâng hương Đức Thánh. Phần Hội có Hội thi bày mâm Lễ đẹp, biểu diễn văn nghệ của nhân dân phường Ngọc Hà.

Các nghi thức truyền thống được tổ chức trang trọng góp phần đưa di tích lịch sử văn hoá đền Núi Sưa trở thành điểm sinh hoạt văn hóa tâm linh linh thiêng của nhân dân trong quận nói riêng và thành phố nói chung, giúp các thế hệ sau thêm tự hào về truyền thống lịch sử văn hoá ngàn năm văn hiến của quận Ba Đình và Thủ đô Hà Nội.


Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025 sẽ diễn ra từ ngày 29/3-7/4 (tức từ ngày 1/3-10/3 Âm lịch) tại tỉnh Phú Thọ, nhằm tri ân công đức Tổ tiên, các bậc tiền nhân có công dựng nước và giữ nước.
Triển lãm “Nhất hoa nhất khí” là nơi trưng bày các tác phẩm đặc biệt, theo phong cách nghệ thuật cắm hoa Ikebana.
Một sân khấu bằng kính, nổi giữa mặt hồ, đang tạo sức hút đặc biệt cho không gian Bảo tàng Hà Nội.
Huyện Mỹ Đức đã khai mạc Tuần lễ văn hóa - du lịch xuân hội chùa Hương năm 2025 với chủ đề “Chùa Hương - điểm đến du lịch, văn hóa truyền thống Việt” vào tối 14/3.
UBND huyện Gia Lâm đã tổ chức lễ công bố quyết định công nhận Lễ hội làng Bát Tràng là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia và khai mạc Lễ hội vào tối 13/3.
Việc chuyển thể đưa các tác phẩm văn học kinh điển của Việt Nam lên sân khấu được xem như một nỗ lực đổi mới, giúp học sinh cảm thụ văn học tốt hơn, đem lại sức sống mới cho sáng tạo nghệ thuật Thủ đô.
0