Phát hiện virus H5N1 ở động vật hoang dã Nam Cực

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra virus cúm gia cầm H5N1 trên các loài chim và động vật có vú khác nhau tại khu vực Nam Cực.

Một bài báo nghiên cứu về virus học được công bố trên tạp chí Nature Communications mới đây cho biết, Nam Cực được biết đến với hệ sinh thái độc đáo và là mục tiêu bảo tồn quan trọng, có khả năng miễn nhiễm với nhiều bệnh truyền nhiễm tấn công động vật hoang dã ở các nơi khác trên thế giới. Tuy nhiên, những khám phá gần đây cho thấy virus H5N1 đã lây nhiễm sang nhiều loại động vật ở đây. Các phát hiện này cho thấy phạm vi địa lý của bệnh cúm gia cầm đang mở rộng, gây ra những tác động và mối đe dọa sinh thái tiềm ẩn đối với động vật hoang dã ở vùng Nam Cực xa xôi này. 

Động vật ở Nam Cực đang đối mặt với nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm
Động vật ở Nam Cực đang đối mặt với nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm

Tác giả đầu tiên và đồng tác giả của bài báo Ashley C. Banyard thuộc Cơ quan Sức khỏe Động vật và Thực vật Anh, cùng với các đồng nghiệp và cộng tác viên đã tiến hành lấy mẫu và giám sát động vật trên quy mô lớn tại các hòn đảo ở khu vực Nam Cực và các quần đảo cận Nam Cực từ mùa hè năm 2022 đến năm 2023. Họ tìm thấy H5N1 ở nhiều loài chim, bao gồm chim cướp biển nâu, chim cốc Nam Georgia và chim nhàn Nam Cực, cũng như các loài động vật có vú như voi biển.

Phân tích di truyền sâu hơn cho thấy virus cúm gia cầm H5N1 có khả năng lây truyền từ Nam Mỹ, thông qua các loài chim di cư tới đây, virus này lây lan nhanh chóng giữa các loài và khu vực khác nhau trên các đảo ở khu vực cận Nam Cực. Tuy nhiên, một con chim cánh cụt vua và một con chim cánh cụt vương miện được lấy mẫu cho nghiên cứu không bị nhiễm virus khi được xét nghiệm.

Các tác giả của bài báo tin rằng kết quả của nghiên cứu này giúp chúng ta hiểu được tác động của H5N1 đối với quần thể động vật hoang dã ở Nam Cực và làm dấy lên mối lo ngại về việc động vật hoang dã bị nhiễm các bệnh mà trước đây không có ở địa phương.

Họ lưu ý rằng nghiên cứu sâu hơn có thể khám phá sự lây lan của virus trong hệ sinh thái này, từ đó có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả và theo dõi sự lây lan tiếp theo để bảo vệ các hệ sinh thái ở đây. Do đó, các biện pháp giám sát và đảm bảo an toàn sinh học liên tục sẽ là cần thiết trong tương lai để giảm thiểu mối đe dọa của virus cúm gia cầm đối với động vật hoang dã ở những vùng xa xôi như Nam Cực. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau 5 ngày có mặt tại Myanmar, Đội cứu hộ cứu nạn Công an Việt Nam đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp và tình cảm đặc biệt cho người dân Myanmar.

Ông Yoon Suk Yeol đã gửi lời xin lỗi vì không đáp ứng được kỳ vọng của đất nước và người dân, chỉ vài giờ sau khi bị tuyên bãi chức Tổng thống Hàn Quốc.

Myanmar và Thái Lan vẫn nỗ lực không ngừng nghỉ để tìm kiếm thêm những người sống sót sau trận động đất mạnh 7,7 độ hôm 28/3.

Sự hỗ trợ của các phương tiện, kỹ thuật đã đóng góp không nhỏ vào công cuộc cứu hộ, cứu nạn sau động đất tại Myanmar của các cán bộ chiến sĩ Việt Nam.

Viên kim cương nặng 2,33 carat, có màu đỏ thẫm là một trong những loại đá quý hiếm nhất trên Trái đất, đã được bổ sung vào bộ sưu tập của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Mỹ.

Những kiệt tác hội họa mang tính biểu tượng như "Mona Lisa" của Leonardo da Vinci và “Tiếng thét” của Edvard Munch đã được chuyển đổi thành âm thanh, giúp người khiếm thị có cơ hội cảm nhận và đắm chìm trong nghệ thuật.