Phát hiện sớm biến thể mới phòng bệnh truyền nhiễm bùng phát
Bộ Y tế vừa có văn bản gửi các Viện trưởng các Viện Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương; Viện Pasteur Nha Trang; Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên; Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh về việc tiếp tục chủ động theo dõi tình hình dịch bệnh. Theo Bộ Y tế, trong thời gian vừa qua, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm đã ghi nhận các thông tin về việc gia tăng các trường hợp mắc bệnh đường hô hấp và các trường hợp mắc cúm A(H5/N1) tại một số quốc gia trong khu vực.

Hiện nay là giai đoạn vào mùa Đông Xuân, tạo điều kiện thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm xuất hiện, lây lan, nhất là bệnh lây truyền qua đường hô hấp và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch bệnh truyền nhiễm. Bên cạnh đó một số bệnh lưu hành như sốt xuất huyết, tay chân miệng…và một số bệnh có vaccine dự phòng vẫn ghi nhận số mắc gia tăng ở nhiều nơi. Để tiếp tục chủ động công tác giám sát dịch bệnh truyền nhiễm, Bộ Y tế đề nghị Viện trưởng các Viện Vệ sinh Dịch tễ/Pasteur tập trung chỉ đạo triển khai một số nội dung sau:
- Thường xuyên, liên tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh truyền nhiễm; tiếp tục chủ động công tác giám sát; hướng dẫn các địa phương tiếp tục triển khai giám sát thường xuyên, giám sát trọng điểm, giám sát dựa vào sự kiện để phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh ngay tại cửa khẩu, trong cộng đồng và tại các cơ sở y tế để xử lý kịp thời, kiểm soát sự lây lan dịch bệnh.
- Phối hợp với các địa phương và các đơn vị liên quan chủ động lấy mẫu, giải trình tự gen phát hiện sớm các biến thể mới, các tác nhân gây bệnh, nhất là các tác nhân gây bệnh lây truyền qua đường hô hấp, bệnh lây từ động vật sang người; chuẩn bị sẵn sàng các phương án đáp ứng với mọi tình huống xảy ra của dịch bệnh.
- Tăng cường hoạt động của Văn phòng đáp ứng khẩn cấp với sự kiện Y tế công cộng (PHEOC); chủ động theo dõi thông tin dịch bệnh trong nước và quốc tế; thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình, các yếu tố nguy cơ và đề xuất các biện pháp đáp ứng kịp thời, phù hợp với các tình huống xảy ra của dịch bệnh.
Trước đó, liên quan đến công tác phòng chống dịch, Bộ Y tế cũng đã có văn bản gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng chống cúm gia cầm lây sang người. Bộ Y tế đề nghị các địa phương tăng cường giám sát chặt chẽ người nhập cảnh nhằm phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ/mắc bệnh nhất là người giết mổ, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm sống, người có tiền sử đến từ khu vực đang có dịch (gồm dịch trên gia cầm và ở người), kịp thời lấy mẫu xét nghiệm gửi về các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur để xét nghiệm chẩn đoán xác định; quản lý ca bệnh (nếu có) và xử lý không để bệnh lây lan ra cộng đồng.
Đồng thời, tăng cường giám sát các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính, hội chứng viêm phổi nặng do virus và hội chứng cúm để phát hiện kịp thời ca bệnh cúm A(H5N1); các bệnh viện sẵn sàng thu dung, cách ly, điều trị theo quy định của Bộ Y tế và thông báo kịp thời cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật để có các biện pháp phòng, chống dịch kịp thời.
Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương tăng cường tuyên truyền biện pháp phòng lây nhiễm cúm gia cầm sang người tại khu vực có gia cầm ốm, chết và những vùng có nguy cơ cao. Sẵn sàng thuốc, vật tư, hóa chất, phương tiện hỗ trợ kịp thời cho địa phương triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch./.


Tin dùng một sản phẩm thực phẩm chức năng giảm cân có tên là Cốt bí xanh được rao bán trên mạng xã hội, một phụ nữ 27 tuổi đã bị ngộ độc chất cấm Sibutramine và nhập viện.
Huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) đã ghi nhận 255 trường hợp sốt phát ban nghi sởi từ cuối tháng 1/2025 đến nay, trong đó đã có hai trẻ tử vong.
Theo Bộ Y tế, vừa qua đã có 2 trường hợp cùng trú tại xã Trà Dơn, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam tử vong tại nhà. Bộ Y tế nhận định "khả năng rất cao liên quan bệnh sởi" và cảnh báo chống dịch.
Các bác sĩ Khoa Tiêu hóa của Bệnh viện Nhi Hà Nội đã nội soi cấp cứu thành công cho một bệnh nhi bốn tuổi ở Hà Nội, sau khi nuốt phải pin cúc áo - loại dị vật cực kỳ nguy hiểm nếu không được xử lý kịp thời.
Một mẫu áo đặc biệt dành riêng cho bệnh nhân lọc máu đã ra đời từ sáng kiến của điều dưỡng Nguyễn Thị Thu Thủy (Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn).
Toàn thành phố Hà Nội đã ghi nhận 120 trường hợp mắc sởi trong tuần qua (từ 28/2 - 7/3), tăng 24 trường hợp so với tuần trước đó.
0