Phát hiện mới về máy bay MH370 mất tích từ năm 2014

Một nhà khoa học tuyên bố đã phát hiện ra xác máy bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines - chiếc máy bay biến mất 11 năm trước trong hành trình đến Trung Quốc.

40 phút sau khi khởi hành từ Sân bay quốc tế Kuala Lumpur, Malaysia, vào năm 2014, chiếc Boeing 777 MH370 chở theo 239 người đã biến mất ở một vị trí phía trên Ấn Độ Dương. Sự cố này đã trở thành một trong những bí ẩn hàng không chưa thể giải mã với các hoạt động cứu hộ đa quốc gia không mang lại kết quả rõ ràng, với chi phí lên tới hàng trăm triệu bảng Anh.

Giờ đây, tia hy vọng tìm ra chiếc máy bay được thắp lên khi một nhà nghiên cứu khoa học đã nghỉ hưu tuyên bố đã phát hiện ra thứ mà ông tin là xác máy bay mất tích dưới dạng một điểm ảnh màu vàng duy nhất, được mô tả là "dị thường" trong mô hình địa hình toàn cầu của đại dương.

Một mảnh xác máy bay được cho là của MH370.

Dữ liệu đo độ sâu của GEBCO - về cơ bản là bản đồ kỹ thuật số của đáy đại dương - được nhà nghiên cứu Vincent Lyne quan sát xác định chính xác đốm màu vàng ở vĩ độ: 33,02°N, kinh độ: 100,27°Đ, thẳng hàng với kinh độ của đầu phía tây nam của Sân bay Penang, Malaysia. Tiến sĩ Lyne gọi sự thẳng hàng này là Hố sâu kinh độ Penang - một miệng núi lửa ở đầu phía đông của Broken Ridge, một khu vực gồ ghề và nguy hiểm ở Ấn Độ Dương.

"Ẩn sâu trong đại dương bao la, nơi Broken Ridge gặp Vùng nứt gãy Diamantina, một điểm ảnh sáng duy nhất đã xuất hiện - xác định vị trí xác máy bay với độ chính xác chưa từng có", Tiến sĩ Lyne giải thích, "ở độ sâu 5.750 mét, nó nổi bật như một sự dị thường chỉ ra vị trí có thể là nơi máy bay MH370 đã rơi. Tuy nhiên, sự không nhất quán trong dữ liệu sonar và độ cao vệ tinh kết hợp đã gây ra một số bất ổn về vị trí, mặc dù điểm dị thường là không thể nhầm lẫn".

Tiến sĩ Lyne, từng là nhà nghiên cứu của Đại học Tasmania, trước đây đã đưa ra giả thuyết rằng sự mất tích của MH370 không phải là một tai nạn mà do cơ trưởng Zaharie Ahmad Shah, đến từ Penang, đã cố tình lái máy bay lao xuống Broken Ridge sâu 6.069 m. Bí ẩn này vẫn là vụ mất tích máy bay lớn nhất thế giới.

Ông Lyne tin rằng hố sâu trong đại dương mà ông chỉ ra là "không phù hợp với các đặc điểm tự nhiên của đáy biển", tin rằng điều này ủng hộ giả thuyết của ông rằng sự mất tích của máy bay đã được "lên kế hoạch tỉ mỉ" bởi một người muốn lao máy bay vào hố.

Vào tháng 12/2024, chính phủ Malaysia đã đồng ý về nguyên tắc sẽ tiếp tục tìm kiếm máy bay MH370. Một thỏa thuận trị giá 56 triệu bảng Anh với công ty thám hiểm biển có trụ sở tại Mỹ Ocean Infinity đã thúc đẩy cuộc tìm kiếm được tiếp tục.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nga cảnh báo việc Ukraine thay thế Tổng tư lệnh quân đội sẽ không cải thiện tình hình chiến trường. Trong khi đó, phương Tây vẫn tiếp tục viện trợ vũ khí bất chấp các nỗ lực thúc đẩy hòa bình.

Israel vừa triển khai một chiến dịch trên bộ có giới hạn ở khu vực trung và nam Dải Gaza nhằm thiết lập vùng đệm giữa hai khu vực này.

Các nhà lãnh đạo châu Âu sẽ nhóm họp trong ngày 20 - 21/3 tại Brussels, Bỉ để thảo luận về nhiều vấn đề được quan tâm hiện nay trong đó có Ukraine, Trung Đông, quốc phòng và di cư.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gợi ý rằng việc Mỹ sở hữu các nhà máy điện của Ukraine có thể giúp đảm bảo an ninh cho các cơ sở này.

Chính phủ Pháp đang lên kế hoạch phát “sổ tay sinh tồn” cho người dân, nhằm nâng cao kiến thức ứng phó trước các mối đe dọa xung đột vũ trang, khủng hoảng y tế và thiên tai.

Phiến quân Houthi của Yemen tuyên bố bắn một tên lửa đạn đạo về phía sân bay Ben Gurion, gần Thủ đô Tel Aviv của Israel.