Phát hiện mộ táng của người Việt thời tiền Đông Sơn

Lần đầu tiên có một công trường khai quật rộng với hơn 6.000 m² tại một ngôi làng cổ có niên đại khoảng 3.500 năm và cũng là lần đầu tiên phát hiện ra khu mộ tiền Đông Sơn.

Đó là một trong những kết quả khai quật khảo cổ được các nhà khoa học thuộc Viện Khảo cổ học, Bảo tàng Hà Nội, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) và các cơ quan liên quan đã tiến hành khai quật khảo cổ tại phía Tây di chỉ khảo cổ Vườn Chuối.

Đợt khai quật này đã làm xuất lộ cơ bản không gian phân bố và những dấu tích quan trọng nhiều di vật tiêu biểu về mặt bằng sinh sống thời Đông Sơn, góp phần cung cấp đầy đủ hơn chứng cứ về sự có mặt của con người và lịch sử dân tộc Việt nam thời tiền sơ sử.

Cuộc khai quật phía tây Di chỉ Vườn Chuối đã triển khai 40 hố khai quật, mỗi hồ có diện tích 100m². Đoàn nghiên cứu đã phát hiện hơn 70 mộ táng tiền Đông Sơn và 40 mộ táng Đông Sơn, chia thành 2 giai đoạn mộ Đông Sơn sớm và mộ Đông Sơn muộn. Hệ thống di cốt trong các mộ táng thuộc các giai đoạn khác nhau và vẫn còn được bảo tồn khá tốt.

Những phát hiện mới này sẽ giúp các nhà khoa học tìm hiểu sâu hơn khi triển khai nghiên cứu về nhân chủng học, di truyền, bệnh lý, vận động, chế độ dinh dưỡng... của người Việt cổ trong thời đại kim khí ở miền Bắc Việt Nam.

Tính đến nay, đợt khai quật đã thu được nhiều di vật thuộc các nhóm chất liệu đá, đồng, gốm, xương, sắt… thuộc nhiều giai đoạn khác nhau từ Phùng Nguyên muộn đến Đông Sơn muộn. Trong số này, đồ gốm vụn có số lượng nhiều nhất với khoảng trên 10 tấn gốm đã thu về lưu trữ trong kho tạm và còn nhiều cụm gốm tùy táng vẫn đang được lưu trữ tại hiện trường. Bảo tàng Hà Nội là đơn vị đảm nhận công tác lưu giữ và bảo quản.

Di chỉ Vườn Chuối được phát hiện từ cách đây 55 năm, những nghiên cứu từ hơn 20 năm qua đã xác định đây là di chỉ cư trú mộ tàng có tầng văn hóa dày phát triển qua nhiều giai đoạn tiền Đông Sơn - Đông Sơn.

Cùng một số rất ít di tích như Đồng Đậu, Đình Tràng, di chỉ Vườn Chuối có thể chứng minh cho sự phát triển liên tục của thời đại kim khí ở miền Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, trái ngược với những giá trị lịch sử văn hóa quý báu của Vườn Chuối, công tác bảo tồn di tích lại diễn ra khá chậm. Đến nay, Vườn Chuối mới chỉ được ghi vào danh mục kiểm kê di tích.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Triển lãm “Nghe vải kể chuyện” được tổ chức tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, giới thiệu 75 tác phẩm tranh cắt vải khắc họa tình yêu quê hương đất nước của hoạ sĩ Trần Thanh Thục.

Huyện Phúc Thọ trọng thể tổ chức Lễ dâng hương tượng niệm 1982 năm ngày giỗ Hai Bà Trưng tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Hát Môn, sáng 3/4 (tức mùng 6/3 âm lịch).

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao tổ chức Triển lãm Mỹ thuật nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày đất nước thống nhất.

Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư năm 2025 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sẽ diễn ra trên toàn quốc từ ngày 15/4 đến ngày 2/5.

Các hoạt động với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” sẽ diễn ra từ ngày 1/4 - 4/5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Tái hiện lại lịch sử qua những câu chuyện và những tác phẩm nghệ thuật đang được nhiều di tích của Hà Nội thực hiện khá thành công, tạo được dấu ấn trong lòng du khách.