Phát động thi đua xây dựng trường học hạnh phúc
Sự kiện nhằm xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện và hạnh phúc tại mỗi nhà trường.
Trên cơ sở bộ tiêu chí trường học hạnh phúc đã được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ban hành, các trường học hưởng ứng bằng nhiều mô hình sáng tạo, từ xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn; đổi mới phương pháp dạy học; bồi dưỡng phát triển kỹ năng, nghiệp vụ cho giáo viên, nhân viên; tạo nhiều sân chơi đổi mới, sáng tạo cho học sinh; đồng thời, tổ chức tốt việc thực hiện quy chế dân chủ, lan tỏa sự yêu thương, chia sẻ, tôn trọng, giúp đỡ đồng nghiệp, yêu thương học sinh để mỗi ngày đến trường là một ngày vui, thầy cô và học sinh đều hạnh phúc.
Được biết, ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã báo cáo với Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND thành phố đồng thuận để lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận thành phố Hà Nội là thành phố học tập - thành viên mạng lưới thành phố học tập toàn cầu. Việc tiếp tục thi đua xây dựng trường học hạnh phúc là một trong những giải pháp để đưa mục tiêu đó sớm trở thành hiện thực.


"Tháng tự học ngoại ngữ" tại Hà Nội thu hút gần 630.000 tài khoản đăng ký tham gia, trong đó có hơn 601.000 tài khoản học sinh, còn lại là tài khoản giáo viên.
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 nhằm phát huy năng lực của học sinh, vì vậy các trường Tiểu học, THCS, THPT tổ chức dạy học hai buổi/ngày, theo thông tin từ Vụ Giáo dục phổ thông (Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã tổ chức trao bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia năm 2024 cho 412 trường học trên địa bàn thành phố.
Ngành giáo dục nhấn mạnh, việc ra đề thi tuyển sinh đầu cấp cần phù hợp với chuẩn đầu ra của chương trình, phù hợp với năng lực của học sinh và mục tiêu của các kỳ thi.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết sẽ yêu cầu các trường rà soát lại tổ hợp xét tuyển lạ, thiếu môn chính trong tổ hợp xét tuyển.
Tại Đại học Bách khoa Hà Nội, hoạt động giáo dục truyền thống cho sinh viên được triển khai với nhiều hình thức, khơi gợi tinh thần tự hào dân tộc, lòng yêu nước.
0