Pháp cân nhắc mở rộng lá chắn hạt nhân cho Châu Âu

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố, Paris sẵn sàng thảo luận về việc mở rộng khả năng răn đe hạt nhân để bảo vệ các đồng minh châu Âu, trong bối cảnh lo ngại về cam kết an ninh của Mỹ.

"Tôi muốn tin rằng, Mỹ sẽ luôn sát cánh cùng chúng ta, nhưng chúng ta phải chuẩn bị cho tình huống không xảy ra điều đó", ông Macron phát biểu hôm 5/3, nhấn mạnh sự cần thiết của một cuộc thảo luận chiến lược về năng lực răn đe hạt nhân của châu Âu.

Tháng trước, ông Friedrich Merz – ứng viên tiềm năng cho vị trí Thủ tướng Đức – đã đề xuất rằng, Anh và Pháp có thể mở rộng bảo vệ hạt nhân cho Đức, trong bối cảnh căng thẳng giữa NATO và Nga tiếp tục leo thang do xung đột Ukraine. Trước đây, những đề xuất tương tự thường bị bỏ ngỏ, nhưng lần này, đề xuất đang thu hút nhiều sự quan tâm hơn.

Trong bài phát biểu trước thềm Hội nghị thượng đỉnh EU về quốc phòng, ông Macron cũng cam kết tăng chi tiêu quốc phòng. Tuy nhiên, ông không nêu rõ con số cụ thể và khẳng định sẽ không tăng thuế để tài trợ, mà thay vào đó, chính phủ sẽ phải đưa ra những lựa chọn ngân sách khó khăn.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu trước toàn quốc, tại Paris, Pháp, ngày 5/3/2025. Ảnh: Reuters.

Nỗ lực này được đưa ra trong bối cảnh Pháp đang vật lộn với tình trạng thâm hụt ngân sách nghiêm trọng, đồng thời đối mặt với áp lực khi Anh và Đức đều đã công bố kế hoạch tăng mạnh chi tiêu quốc phòng.

Bài phát biểu của ông Macron diễn ra trong thời điểm châu Âu đang đẩy mạnh ngoại giao để củng cố sự ủng hộ đối với Ukraine, đồng thời tìm cách hàn gắn quan hệ với Washington sau cuộc gặp căng thẳng giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy vào tuần trước.

Trong khi đó, ông Trump tiếp tục gây tranh cãi khi yêu cầu các đồng minh châu Âu tăng chi tiêu quốc phòng, đồng thời không cam kết  hỗ trợ vô điều kiện Ukraine chống lại Nga. Thay vào đó, ông ưu tiên đàm phán trực tiếp với Moscow để tìm kiếm một lệnh ngừng bắn.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cảnh báo rằng: "Châu Âu đang đối mặt với một mối đe dọa rõ ràng và hiện hữu chưa từng có trong lịch sử hiện đại".

Một tàu ngầm hạt nhân được trang bị tên lửa đạn đạo đất đối đất M51 ở Cherbourg-Octeville, Pháp vào ngày 20/3/2008. Ảnh: Jean-Paul Barbier/AFP.

Hiện tại, Pháp là quốc gia EU duy nhất sở hữu vũ khí hạt nhân sau khi Anh rời khỏi khối. Lực lượng răn đe hạt nhân của Pháp bao gồm cả khả năng tấn công trên không và trên biển, với các máy bay chiến đấu Rafale và tàu ngầm hạt nhân sẵn sàng hành động theo chỉ thị của Tổng thống.

Theo Liên đoàn Các Nhà Khoa học Mỹ, Mỹ và Nga hiện sở hữu khoảng 88% tổng số vũ khí hạt nhân trên thế giới. Pháp được cho là có khoảng 290 đầu đạn hạt nhân, trong khi Anh có khoảng 225.

Trong khi đó, Moscow nhiều lần cáo buộc NATO làm gia tăng căng thẳng khi tiếp tục viện trợ vũ khí cho Ukraine. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov khẳng định: "Vũ khí hạt nhân là công cụ răn đe, không phải để kích động chiến tranh. Chúng tôi sẽ làm mọi thứ để tránh xung đột".

Giữa lúc căng thẳng địa chính trị leo thang, châu Âu đang đối mặt với một câu hỏi lớn về chiến lược phòng thủ và sự gắn kết trong NATO. Với tương lai của liên minh này trở nên khó đoán hơn bao giờ hết, việc Pháp cân nhắc mở rộng lá chắn hạt nhân có thể đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong chính sách an ninh của châu lục.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Giám đốc CIA John Ratcliffe cho biết, Mỹ đã chấm dứt việc chia sẻ thông tin tình báo với Kiev từ ngày 5/3.

Các lô hàng viện trợ quân sự từ Mỹ đến trung tâm hậu cần tại thành phố Rzeszow, Ba Lan, không còn được vận chuyển trực tiếp sang Ukraine, theo trang tin Onet.pl.

Trong bối cảnh an ninh châu Âu biến động, việc đảm bảo an toàn cho Ukraine đang trở thành một bài toán đầy thách thức.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thông báo sẽ tổ chức một cuộc họp với chỉ huy quân đội của các quốc gia, qua đó sàng đảm bảo hòa bình Ukraine trong tương lai.

Tổng thống Donald Trump đã ra quyết định miễn thuế đối với ô tô nhập khẩu từ Mexico và Canada trong một tháng, cho thấy nhượng bộ lớn trong kế hoạch kinh tế của chính quyền Mỹ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét việc khôi phục viện trợ cho Ukraine và các cuộc đàm phán về thỏa thuận khoáng sản giữa hai bên.