Phản ứng về thông tin Nga tấn công Ukraine bằng ICBM
Sau thông tin này, cả Anh và Pháp đều bày tỏ quan ngại khi đây là lần đầu tiên Nga sử dụng một tên lửa có tầm bắn xa và mạnh như vậy trong cuộc xung đột ở Ukraine.
Theo hãng tin Reuters, ngày 21/11, người phát ngôn của Thủ tướng Anh Keir Starmer cho biết thông tin Nga đã sử dụng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) để tấn công Ukraine là rất đáng lo ngại.
Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Pháp cho biết nước này vẫn chưa có xác nhận chính thức về vụ tấn công trên, đồng thời cho biết thêm, nếu vụ phóng được xác nhận, đây sẽ là một sự kiện cực kỳ nghiêm trọng và trên hết là sự tiếp diễn thái độ leo thang của Nga.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho rằng Moskva đang biến Ukraine thành bãi thử. Nga chưa bình luận về cáo buộc của Ukraine.
Theo AFP, trong cuộc họp báo trực tiếp, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đã nhận được một cuộc gọi điện thoại yêu cầu bà không bình luận về các báo cáo về một cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo vào Ukraine.
Theo một số kênh theo dõi chiến sự Ukraine, mẫu ICBM được Nga sử dụng lần này dường như là loại RS-26 “Rubezh”, được thiết kế dựa trên mẫu ICBM nổi tiếng Topol-M. RS-26 sở hữu tốc độ bay nhanh gấp 5 lần tốc độ âm thanh, được thiết kế để vượt qua mọi hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến, bao gồm hệ thống Patriot mà Mỹ đã cung cấp cho Ukraine. Với trọng lượng lên tới 50 tấn và khả năng mang đầu đạn lớn gấp 3 lần tên lửa Iskander, RS-26 được coi là biểu tượng sức mạnh quân sự mới của Nga.
Theo các chuyên gia quân sự, động thái này không chỉ gây lo ngại lớn tại Ukraine mà còn được xem là lời cảnh báo mạnh mẽ gửi đến phương Tây, khi các nước này tiếp tục gia tăng viện trợ quân sự cho Kiev.


Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 11/5 đã chính thức đề xuất Ukraine nối lại các cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, vào ngày 15/5, không kèm theo bất kỳ điều kiện tiên quyết nào.
Ấn Độ và Pakistan ngày 10/5 đã bất ngờ đồng ý ngừng bắn, vào thời điểm các cuộc tấn công “ăn miếng trả miếng” giữa hai bên đang leo thang đến mức nguy hiểm.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 11/5 đã chính thức đề xuất Ukraine nối lại các cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vào ngày 15/5, không kèm theo bất kỳ điều kiện tiên quyết nào.
Tờ New York Times đưa tin, Mỹ đã phê duyệt chuyển giao 100 tên lửa phòng không Patriot và 125 tên lửa pháo binh tầm xa từ kho dự trữ của Đức sang Ukraine.
Mỹ và Iran sẽ tiến hành vòng đàm phán thứ tư liên quan đến chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran, cuộc đàm phán tiếp tục diễn ra tại Oman và do các nhà ngoại giao Oman làm trung gian.
Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif ngày 10/5 tuyên bố nước này chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn với Ấn Độ, đồng thời bày tỏ hy vọng các vấn đề còn tồn đọng giữa hai quốc gia, bao gồm tranh chấp Kashmir sẽ được giải quyết thông qua đối thoại hoà bình.
0