Phản ứng của các nước với thoả thuận tại COP28
Chủ tịch COP28 Sultan Al Jaber gọi đây là một thỏa thuận mang tính "lịch sử" nhưng nhấn mạnh thành công thực sự của thoả thuận trên nằm ở quá trình thực hiện.
Thỏa thuận đạt được ở Dubai sau hai tuần đàm phán căng thẳng nhằm gửi một tín hiệu mạnh mẽ tới các nhà đầu tư và các nhà hoạch định chính sách rằng thế giới thống nhất mong muốn từ bỏ nhiên liệu hóa thạch, điều mà các nhà khoa học cho là hy vọng lớn nhất cuối cùng để thoát khỏi thảm họa khí hậu. Một số quốc gia hoan nghênh thỏa thuận khó khăn này.
Đặc phái viên về khí hậu của Mỹ John Kerry cho biết :“Đây là thời điểm mà chủ nghĩa đa phương thực sự có hiệu quả và mọi lợi ích cá nhân cũng như lợi ích chung đều được quan tâm”.

Hơn 100 quốc gia đã vận động mạnh mẽ để thỏa thuận COP28 có những ngôn ngữ mạnh mẽ kêu gọi"loại bỏ" việc sử dụng dầu, khí đốt và than đá, nhưng vấp phải sự phản đối quyết liêth từ nhóm sản xuất dầu OPEC do Ả Rập Xê-út dẫn đầu, vốn cho rằng thế giới có thể cắt giảm lượng khí thải mà không loại bỏ các loại nhiên liệu cụ thể.
Một đại diện của Ả Rập Xê-út tại hội nghị thượng đỉnh COP28 hoan nghênh thỏa thuận vừa đạt được nhưng khẳng định lập trường của quốc gia sản xuất dầu mỏ rằng giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu là giảm khí thải bằng cách sử dụng tất cả các công nghệ.
Các quốc đảo nhỏ dễ bị ảnh hưởng bởi khí hậu lại nằm trong số những quốc gia ủng hộ mạnh mẽ nhất việc loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch và nhận được sự ủng hộ của các nước sản xuất dầu khí khổng lồ như Mỹ, Canada và Na Uy, cùng với khối EU và nhiều chính phủ khác.
Một đại diện của Liên minh các Quốc đảo Nhỏ cũng phát biểu tại phiên họp toàn thể, cho rằng thỏa thuận đã được thông qua trước khi các đại biểu đến phòng họp và chỉ trích văn bản là thiếu tham vọng. Hội nghị đã phải kéo dài thêm một ngày để đạt được thỏa thuận.


Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng ngày 21/5, trong chuyến công du đến Mỹ.
Vatican dưới sự lãnh đạo của Giáo hoàng Leo XIV được kỳ vọng sẽ đóng góp vào công cuộc hòa giải xung đột Nga - Ukraine.
Chính quyền Australia ban hành lệnh sơ tán mới với 50.000 cư dân vào ngày 22/5, trong bối cảnh nhiều trận mưa lớn dự kiến sẽ đổ bộ khu vực Đông Nam nước này trong 24 giờ tới.
Các cơ quan tình báo của Hàn Quốc và Mỹ đã và đang theo dõi, giám sát hoạt động hạ thủy tàu chiến lớn tại Cảng Chongjin của Triều Tiên.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump gây chú ý khi chấp nhận món quà máy bay Boeing 747-8 hạng sang, giá trị hàng trăm triệu USD từ Qatar hôm 21/5, với mục đích nâng cấp thành chuyên cơ Không lực Một - phương tiện di chuyển chính thức của Tổng thống Mỹ.
Hai nhân viên tại Đại sứ quán Israel ở Washington DC đã thiệt mạng do bị bắn vào đêm ngày 21/5, ở gần Bảo tàng Do Thái Thủ đô.
0