Phân luồng điều trị sởi, tránh lây nhiễm chéo

Nguy cơ lây nhiễm chéo sở hiện rất cao nếu không có các biện pháp phân tuyến, phân luồng phù hợp tại các cơ sở y tế.

Tình trạng số ca mắc sởi gia tăng nhanh và quá tải bệnh nhân nội trú đang diễn ra ở nhiều khoa truyền nhiễm. Trong đó, một em bé tới từ Thanh Hóa đã bị lây nhiễm sởi từ các bệnh nhi khác, khiến bệnh tình của em trở nên nặng hơn, chỉ sau một tuần nhập viện điều trị vì viêm phổi tại bệnh viện tỉnh.

Chị Lê Thị Hồng Ngân (tỉnh Thanh Hóa) - mẹ cháu bé cho biết: "Sau khi điều trị viêm phổi được một tuần ở viện tỉnh thì con bắt đầu sốt, sốt được 4 ngày thì con trở nặng nhưng các bác sĩ cũng không chẩn đoán được, chỉ nghĩ là con bị bệnh về miễn dịch; sau đó bác sĩ chuyển con lên trên bệnh viện Nhi xét nghiệm thì mới biết con bị dương tính với sởi".

Theo ngành y tế, tốc độ lây nhiễm sởi rất lớn, một ca bệnh sởi có thể lây cho từ 12-18 người tiếp xúc và nếu những người này chưa có miễn dịch từ tiêm phòng vắc xin, nguy cơ mắc sởi có thể lên đến 90%. Đặc biệt đối với các bệnh nhân có bệnh nền.

TS.BS Hoàng Minh Đức, Cục Trưởng Cục Phòng bệnh - Bộ Y tế, cho biết: "Dịch sởi có tốc độ lây rất cao, gần 20 lần và nhanh hơn COVID-19, có thể lây nhiễm chéo trong bệnh viện cũng như lây chéo trong cộng đồng. Hiện nay, một số tỉnh có số ca mắc tăng lên là những tỉnh tổ chức tiêm chậm hơn so với tốc độ lây lan, nhiều tỉnh trước đây có số mắc thông thường thì nay lại tăng".

Ngành y tế cũng cho biết, mầm bệnh sởi trong cộng đồng hiện rất lớn, do tỷ lệ tiêm vắc xin phòng bệnh này còn thấp, chưa đạt độ bao phủ. Do đó, việc đánh dấu, phân loại, phân tuyến, trong khám, điều trị sởi tại các cơ sở y tế là vô cùng quan trọng, là biện pháp duy nhất tránh lây chéo.

PGS.TS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết: "Khi em bé đến mà có dấu hiệu sốt hay bắt đầu có những phát ban, hoặc mắt có những viêm kết mạc, thì ngay lập tức các bác sĩ và các điều dưỡng phân loại bệnh nhân khi bắt đầu bước chân vào bệnh viện. Chúng ta phải đưa bệnh nhân vào một môi trường riêng, một lối đi riêng, và một phòng khám bệnh riêng. Khi em bé phải nằm viện ở mức độ nặng có biến chứng, chúng ta phải đưa vào khu vực riêng và có tiêu chuẩn điều trị sởi nhất định".

Các bác sĩ khuyến cáo, bệnh nhân sởi trước và sau phát ban từ 4-6 ngày, đây được xem là thời điểm có nguy cơ lây nhiễm cao nhất vì vậy cần phải được cách ly. Bên cạnh đó, việc đảm bảo phân tuyến điều trị bệnh nhân cần phải thực hiện chặt chẽ ngay từ tuyến cơ sở, chỉ chuyển lên trung ương những ca bệnh nặng, có biến chứng, tránh đổ dồn gây quá tải nhiễm chéo.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nghiện cờ bạc hay trò chơi may rủi, là một rối loạn tâm thần có thể so sánh với nghiện rượu và ma túy. Nhiều người vì cờ bạc mà gia đình tan vỡ, kinh tế suy sụp nhưng họ vẫn lao vào trò đỏ đen. Đáng chú ý có tới 15 - 20% người nghiện cờ bạc từng có hành vi tự sát.

Đồng hành với bác sĩ trong điều trị mỗi ca bệnh luôn có sự đóng góp của điều dưỡng viên. Đặc biệt, đối với bệnh nhân ung thư phải điều trị dài ngày, thậm chí nhiều năm thì những người điều dưỡng còn trở thành người thân của họ.

Một ô tô chở khoảng 24 người từ TP.HCM đi Bảo Lộc hành hương đã tông vào xe tải khi di chuyển qua Đồng Nai, khiến ít nhất bốn người bị thương nặng đang được chuyển về Bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu.

Có những người thầy thuốc không chờ bệnh nhân đến với mình mà họ lên đường đi tìm sự sống cho người khác. Đó là những người làm công tác cấp cứu ngoại viện - những người trực chiến 24/7.

Các bác sĩ Khoa Phẫu thuật Cột sống, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa nắn chỉnh thành công cho trẻ 14 tuổi bị gù vẹo cột sống nặng nhờ hệ thống O-arm kết hợp định vị Navigation và giám sát thần kinh trong khi mổ.

Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế các địa phương và lãnh đạo các bệnh viện trên toàn quốc yêu cầu tăng cường công tác đảm bảo an ninh, an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế.