Phần Lan rút khỏi công ước cấm mìn sát thương
Phát biểu ngày 1/4, Thủ tướng Phần Lan Petteri Orpo cho biết việc rút khỏi công ước Ottawa năm 1997 về cấm sử dụng mìn sát thương sẽ cho phép quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) này tích trữ mìn để có thể sử dụng trong tình huống cần thiết.
Động thái trên được đưa ra chỉ 2 tuần sau khi Ba Lan và các nước vùng Baltic như Estonia, Latvia và Litva tuyên bố rút khỏi công ước Ottawa, viện dẫn mối lo ngại an ninh. Quyết định này cần sự phê duyệt của quốc hội, nhưng dự kiến sẽ nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ chính phủ và các đảng đối lập.
Ngoài việc rút khỏi công ước, Phần Lan cũng sẽ tăng cường chi tiêu quốc phòng lên ít nhất 3% GDP vào năm 2029, nhằm đối phó với các mối đe dọa quân sự gia tăng.
Động thái này của Phần Lan được cho là một phần trong chiến lược toàn diện nhằm đảm bảo an ninh quốc gia và gia tăng sức mạnh quốc phòng của NATO tại khu vực Bắc Âu trong bối cảnh tình hình an ninh châu Âu đang ngày càng căng thẳng.
Phần Lan, quốc gia có đường biên giới dài 1.300 km chung với Nga, đã gia nhập NATO vào năm 2023, một động thái mà Moscow vào thời điểm đó coi là một sai lầm lịch sử nguy hiểm. Điện Kremlin cùng ngày cho biết, Tổng thống Vladimir Putin sẵn sàng khôi phục quan hệ giữa Phần Lan và Nga, nếu Helsinki muốn xây dựng lại quan hệ.


Bảo tàng tượng sáp Madame Tussauds ở trung tâm thành phố London, Anh, đã ra mắt tượng sáp mới của Công nương xứ Wales Kate Middleton.
Các nước G7 đang bắt đầu thảo luận về việc đánh thuế lên những mặt hàng giá trị thấp của Trung Quốc.
Yoshinoya - chuỗi thức ăn nhanh hơn 120 năm tuổi của Nhật Bản đang muốn đưa mì ramen thành trụ cột kinh doanh thứ ba của hãng.
Việc xóa bỏ các biện pháp trừng phạt với Syria có thể xem như một "củ cà rốt" nhằm thúc đẩy chính quyền chuyển tiếp hoặc ít nhất là kéo Syria ra khỏi quỹ đạo quá gần với các đối thủ địa chính trị của phương Tây.
Chính sách siết chặt của Mỹ có thể lại trở thành “chất xúc tác” đẩy nhanh quá trình tự cường công nghệ của Trung Quốc - điều mà Washington có lẽ không hề mong muốn.
Phiên dịch viên Oleg Golovko, thành viên trong nhóm của Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov, bất ngờ rời bỏ cuộc đàm phán với phía Nga tại Istanbul hôm 19/5 và biến mất không dấu vết.
0