Phần Lan quốc gia hạnh phúc nhất thế giới
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe tại Đại học Oxford và cũng là Biên tập viên của Báo cáo Hạnh phúc Thế giới, Giáo sư Jan-Emmanuel De Neve lý giải các yếu tố góp phần mang lại hạnh phúc cho người dân là: GDP bình quân đầu người, phân phối của cải, phúc lợi xã hội đảm bảo tâm lý ổn định và tuổi thọ khỏe mạnh cho người dân.
Ông Jan-Emmanuel De Neve - Biên tập viên Báo cáo hạnh phúc Thế giới cho biết: "Sự giàu có rất quan trọng, nhưng đặc biệt hơn là cách phân bổ của cải. Ở Phần Lan, Đan Mạch và các nước Scandinavia khác, bạn sẽ thấy rằng của cải được phân bổ đồng đều hơn nên nhiều người được hưởng lợi từ của cải được tạo ra ở những quốc gia này. Và tiếp theo đó, phúc lợi mang lại sự ổn định về tâm lý."

Giám đốc Deneve cũng cho rằng giàu có là một chuyện, nhưng ngoài ra còn cần có tuổi thọ khỏe mạnh. Chỉ số này rất cao ở các nước Scandinavia trong khi ở các nước giàu có khác như Mỹ, tuổi thọ đang thực sự giảm đối với một số bộ phận dân số. Cuối cùng, điều mà các quốc gia Scandinavia thực sự nổi bật là về kết cấu xã hội, vốn xã hội của họ. Mọi người tin tưởng lẫn nhau, người dân tin tưởng các tổ chức và luôn có sự hỗ trợ xã hội."
Theo Báo cáo, Na Uy, Thụy Điển, Đức, Pháp, Anh và Tây Ban Nha là những quốc gia mà người già hiện hạnh phúc hơn đáng kể so với người trẻ, trong khi Bồ Đào Nha và Hy Lạp lại có xu hướng ngược lại. Hạnh phúc của giới trẻ trong độ tuổi 15-24 cũng giảm mạnh ở Bắc Mỹ. Báo cáo cho biết mức độ hạnh phúc đã giảm sút ở Trung Đông và Bắc Phi, với mức giảm ở nhóm tuổi trung niên nhiều hơn so với người già và người trẻ. Afghanistan và Lebanon bị chiến tranh tàn phá vẫn là hai quốc gia ít hạnh phúc nhất trong cuộc khảo sát.
Báo cáo Hạnh phúc Thế giới do Mạng lưới Giải pháp Phát triển Bền vững, một sáng kiến toàn cầu của Liên hợp quốc thực hiện, được xuất bản lần đầu vào năm 2012.


Bộ Tài chính Trung Quốc ngày 9/4 thông báo, Trung Quốc sẽ áp thuế 84% đối với hàng hóa của Mỹ từ thứ Năm 10/4, tăng so với mức 34% đã công bố trước đó.
Bộ Quốc phòng Nga ngày 9/4 cho biết, các hệ thống phòng không nước này đã đánh chặn ít nhất 158 máy bay không người lái (UAV) do Ukraine triển khai trong đêm 8/4 và rạng sáng 9/4.
Mức thuế khổng lồ 104% nhắm vào hàng hóa Trung Quốc - một động thái được đánh giá là sẽ làm gia tăng căng thẳng trong cuộc chiến thương mại toàn cầu.
Washington và Moscow thông báo sẽ nối lại đối thoại vào ngày mai 10/4, tại thành phố Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), với trọng tâm là cải thiện hoạt động ngoại giao song phương.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra tối hậu thư cứng rắn, tuyên bố sẽ “giành lại” quyền kiểm soát kênh đào Panama - tuyến hàng hải quan trọng bậc nhất thế giới khỏi ảnh hưởng của Bắc Kinh.
Valerii Zaluzhnyi, Đại sứ Ukraine tại Vương quốc Anh và cựu Tổng Tư lệnh lực lượng vũ trang Ukraine đã xác nhận sự tồn tại của một trung tâm chỉ huy quân sự bí mật ở Wiesbaden, Đức, theo Hãng thông tấn Belarus Nexta.
0