Phần Lan là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới
Báo cáo này đo lường hỗ trợ xã hội, thu nhập, sức khỏe, tự do, sự hào phóng và không có tham nhũng để xác định mức độ hạnh phúc quốc gia của một quốc gia.
Giám đốc Trung tâm nghiên cứu sức khỏe tại Đại học Oxford và là biên tập viên của Báo cáo Hạnh phúc thế giới, giáo sư Jan-Emmanuel De Neve cho biết các yếu tố góp phần mang lại hạnh phúc cho người dân là GDP bình quân đầu người, phân phối của cải, phúc lợi đem lại tâm lý ổn định và tuổi thọ khỏe mạnh...
Sự phân bổ của cải, yếu tố quan trọng quyết định cảm nhận hạnh phúc của người dân
"Sự giàu có rất quan trọng, nhưng đặc biệt là cách phân bổ của cải. Vì vậy, ở Phần Lan, Đan Mạch và các nước Scandinavia khác, bạn sẽ thấy rằng của cải được phân bổ đồng đều hơn nên nhiều người được hưởng lợi từ của cải được tạo ra ở những quốc gia này. Và tiếp theo đó, phúc lợi mang lại sự ổn định về tâm lý", giáo sư Jan-emmanuel De Neve nhận định.

Theo giáo sư, “giàu có là một chuyện, nhưng ngoài ra còn có tuổi thọ khỏe mạnh. Dân các nước Scandinavia có tuổi thọ cao, trong khi ở các nước giàu có khác như Mỹ, tuổi thọ một số bộ phận dân số đang giảm. Và cuối cùng, chúng tôi nhận thấy điều mà các quốc gia Scandinavia thực sự nổi bật là về kết cấu xã hội, vốn xã hội của họ. Vì vậy, mọi người tin tưởng lẫn nhau, họ tin tưởng các tổ chức, luôn có sự hỗ trợ xã hội dành cho họ, cả từ các tổ chức và cá nhân".

Afghanistan và Lebanon là hai quốc gia bất hạnh nhất
Theo báo cáo, Na Uy, Thụy Điển, Đức, Pháp, Anh và Tây Ban Nha là những quốc gia mà ở đó người già hạnh phúc hơn đáng kể so với người trẻ, trong khi Bồ Đào Nha và Hy Lạp lại có xu hướng ngược lại. Hạnh phúc của giới trẻ trong độ tuổi 15-24 giảm mạnh ở Bắc Mỹ, trong khi Trung và Đông Âu tăng mạnh nhất.
Báo cáo cho biết mức độ hạnh phúc đã giảm sút ở Trung Đông và Bắc Phi, với mức giảm ở nhóm tuổi trung niên nhiều hơn so với người già và người trẻ. Afghanistan và Lebanon bị chiến tranh tàn phá, vẫn là hai quốc gia bất hạnh nhất trong cuộc khảo sát.
Báo cáo Hạnh phúc thế giới của Mạng lưới giải pháp phát triển bền vững, một sáng kiến toàn cầu của Liên hợp quốc, được xuất bản lần đầu vào năm 2012.
(Nguồn: Reuters)


Sau hơn nửa thế kỷ, Bảo tàng Nghệ thuật Sao Paulo (MASP), Brazil đã bước vào một hành trình mới với tòa nhà 14 tầng hiện đại.
Giới học giả Italia nhận định kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng trên toàn khối của Liên minh châu Âu đang phải đối diện với những thách thức ở Italia, một trong những quốc gia có tỷ lệ nợ công trên tổng sản phẩm quốc nội cao nhất toàn cầu.
Gần một trăm robot hình người đang học cách làm bánh sandwich, lau quầy và cắm hoa trong suốt 17 giờ/ngày tại một nhà kho ở ngoại ô thành phố Thượng Hải, Trung Quốc.
Người dân tại nhiều thành phố trên thế giới như Mỹ, Anh, Đức, Bồ Đào Nha... ngày 5/4 đã tham gia phong trào biểu tình có tên "Hands Off" nhằm phản đối các chính sách mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Người dân cả nước hướng về ngày Giỗ Tổ; Phim “Địa đạo” thu hơn 30 tỷ đồng ngày đầu công chiếu; Kế hoạch quốc phòng mới của EU đối diện nhiều thách thức;... là những nội dung đáng chú ý trong chương trình hôm nay.
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Mỹ, Trung Quốc đã tăng cường tìm kiếm nguồn cung đậu tương từ các thị trường khác để thay thế, trong đó có Brazil.
0