Phần Lan gửi quân tới gần biên giới với Nga
Hôm 18/11, Phần Lan đã đóng cửa các điểm nhập cảnh Vaalimaa, Nuijamaa, Imatra và Niirala ở phía Đông Nam đất nước, với lý do cần phải ngăn chặn làn sóng người tị nạn, cáo buộc rằng Nga đang đưa người di cư và người xin tị nạn từ các nước thứ ba đến biên giới Phần Lan. Varius là một trong bốn cửa khẩu vẫn mở sau quyết định trên của Helsinki.
Bộ đội Biên phòng Phần Lan cho biết, tại đồn biên phòng Vartius ở Kuhmo, các rào chắn tạm thời đang được xây dựng ở khu vực biên giới. Lực lượng Phòng vệ hỗ trợ Bộ đội Biên phòng trong các nhiệm vụ xây dựng, nhưng không tham gia vào việc kiểm soát biên giới.
Giám đốc Đồn biên phòng Vartius, ông Juoki Kinnunen cho hay quân đội đang dựng hàng rào an ninh tạm thời tại trạm kiểm soát.

Thời gian qua, Phần Lan ghi nhận số vụ vượt biên bất hợp pháp gia tăng mạnh, bao gồm cả người di cư từ Syria, Yemen và Iraq. Bộ trưởng Quốc phòng Phần Lan Antti Hakkanen mô tả việc đóng cửa các cửa khẩu là “một thông điệp rõ ràng gửi tới Nga”, cáo buộc rằng Nga đang lợi dụng người di cư để “đẩy nhanh cuộc khủng hoảng người di cư ở châu Âu và làm mất ổn định sự thống nhất của Phần Lan”.
Động thái đóng cửa biên giới đã bị một số người dân Phần Lan phản đối, trong đó có người Nga sống ở Phần Lan và những người có hai quốc tịch. Hàng trăm người đã tổ chức một cuộc biểu tình ở Helsinki hôm 19/11, lên án việc Phần Lan đang dựng lên một “Bức màn sắt”.
Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova bác bỏ cáo buộc của Phần Lan, cho rằng việc Nga vũ khí hóa di cư là “hoàn toàn vô căn cứ”.
“Trong lịch sử gần đây, Nga chưa bao giờ đe dọa Phần Lan. Chúng tôi không có lý do gì để đối đầu”, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, nhấn mạnh rằng việc đóng cửa các cửa khẩu biên giới sẽ là “một sai lầm lớn” của Helsinki.
Giống như tất cả các quốc gia thành viên EU khác, Phần Lan đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nga liên quan tới cuộc xung đột ở Ukraine. Phần Lan cũng đã từ bỏ trạng thái trung lập truyền thống và gia nhập NATO vào tháng 4 năm 2023. Trong khi đó, Nga nhiều lần chỉ ra việc tiếp tục mở rộng khối quân sự do Mỹ dẫn đầu về phía đông là một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến căng thẳng hiện nay với NATO.
(Theo RT)


Mỹ và Iran sẽ tiến hành vòng đàm phán thứ tư liên quan đến chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran, cuộc đàm phán tiếp tục diễn ra tại Oman và do các nhà ngoại giao Oman làm trung gian.
Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif ngày 10/5 tuyên bố nước này chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn với Ấn Độ, đồng thời bày tỏ hy vọng các vấn đề còn tồn đọng giữa hai quốc gia, bao gồm tranh chấp Kashmir sẽ được giải quyết thông qua đối thoại hoà bình.
Phản ứng trước đề xuất đàm phán hòa bình trực tiếp với Ukraine do Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng đây có thể là “một ngày tuyệt vời nhất đối với Nga và Ukraine”, đồng thời cam kết “tiếp tục làm việc với cả hai bên để đảm bảo cuộc đàm phán diễn ra”.
Cả Ấn Độ và Pakistan đã vi phạm lệnh ngừng bắn chỉ sau khi thoả thuận có hiệu lực chỉ vài giờ. Cộng đồng quốc tế đã lên tiếng ủng hộ lệnh ngừng bắn và kêu gọi hai bên nghiêm túc thực hiện.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hoan nghênh cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tại Thụy Sĩ vào hôm 10/5, đánh giá rằng hai bên đã đạt một “sự tái khởi động toàn diện” trong bầu không khí “thân thiện và mang tính xây dựng”.
Lãnh đạo các nước Anh, Pháp, Đức, Ba Lan và Ukraine vừa có cuộc gặp tại Kiev, trong đó các bên nhất trí kêu gọi lệnh ngừng bắn hoàn toàn và vô điều kiện ở Ukraine trong ít nhất 30 ngày, bắt đầu từ ngày 12/5 tới.
0