'Phân cấp, phân quyền nhưng không buông lỏng'
Đảm bảo “dòng chảy” điều hành thông suốt
Tiếp thu và giải trình ý kiến của các đại biểu về dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh đây là dự thảo luật vô cùng có ý nghĩa của nền hành chính Nhà nước.
Giải trình một số vấn đề cụ thể, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đề cập nguyên tắc và yếu tố xuyên suốt của dự thảo luật nhằm thay đổi nền hành chính địa phương.
Theo đó, Bộ trưởng cho biết, Ban soạn thảo đã xây dựng, tập trung 4 yếu tố cơ bản:
Một là, xác lập chỉnh thể cấu trúc pháp lý của chính quyền địa phương 2 cấp trên nền tảng tuân thủ một số điều có liên quan đến Hiến pháp đang sửa đổi, nền tảng thể chế hóa chủ trương của Đảng theo tinh thần Nghị quyết 60 của Trung ương, theo Kết luận 126, 127, 137 và một số chủ trương lớn của Đảng trong tổng thể cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy.
Hai là, kế thừa, bổ sung, phân định rành mạch thẩm quyền về phân cấp, phân quyền, ủy quyền. Bộ trưởng Trà nhấn mạnh, đây cũng là nội dung cốt lõi với mục tiêu làm sao phân cấp, phân quyền, ủy quyền rõ giữa Trung ương và địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương với nhau, làm cơ sở pháp lý để toàn bộ hệ thống pháp luật chuyên ngành sẽ sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới.
“Đây là những yếu tố mang tính nguyên tắc để các luật chuyên ngành căn cứ vào đây để sửa đổi, bổ sung; đồng thời thúc đẩy sự chủ động, năng động, sáng tạo của chính quyền địa phương theo phương châm "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm" như Tổng Bí thư Tô Lâm nhiều lần quán triệt, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh.
Ba là, minh định thẩm quyền, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp chính quyền địa phương cho phù hợp với yêu cầu quản trị địa phương trong tình hình mới và giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Bốn là, thiết lập đầy đủ, toàn diện cơ sở pháp lý để tháo gỡ tất cả khó khăn, rào cản, vướng mắc khi chuyển đổi chính quyền địa phương từ 3 cấp sang 2 cấp, nhưng gắn với việc thực hiện ngay phân cấp, phân quyền và ủy quyền theo chủ trương của Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương, để địa phương thực hiện. Thiết lập cơ chế điều hành sáng tạo, linh hoạt cho chính quyền địa phương đi sâu vào những nội dung đại biểu Quốc hội quan tâm nhiều nhất, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhắc đến nguyên tắc phân định thẩm quyền, phân cấp, phân quyền và ủy quyền.

Theo Bộ trưởng, nội dung này cơ bản được kế thừa trong luật vừa ban hành hồi tháng 2 nhưng dự thảo luật lần này hoàn thiện thêm về kỹ thuật lập pháp để đảm bảo tính chính trị, tính pháp lý, yêu cầu quản trị, dẫn dắt các luật chuyên ngành kịp thời sửa đổi, bổ sung. Đây cũng là những yếu tố cơ bản quyết định hiệu quả vận hành của chính quyền địa phương 2 cấp.
“Dự thảo luật lần này xác lập đầy đủ về nguyên tắc, phạm vi, chủ thể, nội dung, hình thức, điều kiện để phân cấp, phân quyền ủy quyền, kèm theo cơ chế kiểm soát để đảm bảo phát huy vai trò chủ thể của chính quyền địa phương trong quyết định, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm trong thực hiện mọi công việc được giao”, Bộ trưởng Nội vụ nhấn mạnh.
Nội dung thứ hai, theo Bộ trưởng, cần đảm bảo tinh thần Nghị quyết 27 của Trung ương về quyền lực Nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công phù hợp giữa các cơ quan, tổ chức thực hiện về lập pháp, hành pháp và tư pháp, đặc biệt giữa Trung ương với địa phương.
Trong nguyên tắc phân định thẩm quyền, phân cấp, phân quyền, Bộ trưởng cho biết, cơ quan soạn thảo đã phối hợp với cơ quan thẩm thẩm tra rà soát thận trọng, kỹ lưỡng, dự liệu những vấn đề phát sinh để thiết lập cơ chế điều hành sáng tạo, linh hoạt, năng động cho chính quyền địa phương. “Quy định này nhằm đảm bảo trong trường hợp cần thiết, UBND hoặc chủ tịch UBND tỉnh phải kịp thời giải quyết những vấn đề phát sinh, để dòng chảy điều hành thông suốt, không đình trệ, gián đoạn”, Bộ trưởng nêu quan điểm và nhấn mạnh dù phân cấp, phân quyền nhưng không buông lỏng.
Thế nào là “trường hợp cần thiết”?, nhiều đại biểu còn băn khoăn về nội dung này. Điều này cũng được Bộ trưởng Nội vụ lý giải rõ hơn. Theo Bộ trưởng, "trường hợp cần thiết" là khi cơ quan chuyên môn hoặc cấp xã không đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ nào đó; khi phát sinh vấn đề khẩn cấp, phức tạp, nhạy cảm vượt quá khả năng giải quyết của cấp dưới; khi các nhiệm vụ đột xuất, bất thường cần phản ứng nhanh và kịp thời; hay khi chủ tịch UBND tỉnh xác định có dấu hiệu trì trệ, né tránh; hay các tình huống cần điều phối, điều hòa liên vùng… “Thực tiễn rất đa dạng, phong phú, nếu không có cơ chế này, thực sự không đảm bảo được yêu cầu vận hành trơn tru, liên thông, thống nhất, hiệu quả”, Bộ trưởng nhấn mạnh và nói thêm trong Luật Tổ chức chính phủ cũng có một điều khoản "giao Thủ tướng xử lý tình huống trong trường hợp cần thiết".
Bộ trưởng thông tin thêm, hiện nay có tới 177 luật quy định thẩm quyền của các bộ trưởng, 152 luật quy định thầm quyền cụ thể của Thủ tướng và có tới 170 luật quy định rất cụ thể về thẩm quyền của HĐND và UBND cấp huyện. Theo Bộ trưởng, đây là những công việc “buộc phải xử lý”. Bộ trưởng Nội vụ nói thêm, qua rà soát, có 474 trong 104 luật, 249 nghị định, thông tư và sẽ phân cấp cho chính quyền địa phương 140 nhiệm vụ, phân định lại thẩm quyền cho chính quyền cấp xã 300 nhiệm vụ cùng với 90/99 nhiệm vụ trong luật hiện hành.
Bên cạnh đó, với những vấn đề đại biểu Quốc hội nêu về nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương; tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương cũng như quy định trong điều khoản chuyển tiếp, Bộ trưởng Nội vụ khẳng định cơ quan soạn thảo sẽ tiếp thu đầy đủ và tối đa. Ngay sau khi dự luật được Quốc hội thông qua, Chính phủ sẽ phải ban hành 25 nghị định để triển khai Luật Tổ chức chính quyền địa phương, nhằm kịp thời phân cấp, phân quyền, ủy quyền cho chính quyền địa phương theo mô hình tổ chức mới.
Chính quyền địa phương cấp tỉnh hỗ trợ chính quyền địa phương cấp xã
Góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), đại biểu Phạm Hùng Thắng (Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam) cho rằng, đây là dự án luật quan trọng, sửa đổi toàn diện về tổ chức hoạt động của các cấp chính quyền địa phương có tác động lớn đến tổ chức bộ máy, hoạt động kinh tế - xã hội. Do đó, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát kỹ các quy định liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương hai cấp, nhất là những nhiệm vụ, quyền hạn của cấp huyện trước đây, tránh bỏ sót chồng chéo, làm ảnh hưởng đến tính liên tục, thông suốt trong hoạt động của chính quyền địa phương, cũng như ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hoạt động của người dân và doanh nghiệp.

Đối với quy định về phân quyền tại khoản 3 Điều 12 của dự thảo Luật, đại biểu tôi nhất trí với quy định của dự thảo luật cho phép Ủy ban nhân dân tỉnh được đề xuất với Chính phủ đề nghị Quốc hội phân quyền cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ở địa phương. Tuy nhiên, dự thảo luật chưa có quy định về việc xem xét, giải quyết của Chính phủ sau khi nhận được đề xuất của Ủy ban nhân dân tỉnh. Do đó, đại biểu đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu bổ sung trách nhiệm xem xét giải quyết của Chính phủ sau khi được đề xuất của Ủy ban nhân dân tỉnh về phân quyền như đã được quy định tại khoản 6 Điều 13 của dự thảo luật về phân cấp để đảm bảo tính phù hợp, thống nhất, thuận lợi trong thực tiễn thực hiện.
Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), đại biểu Trần Thị Thanh Hương (Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang) thống nhất cao với việc sửa đổi cơ bản, toàn diện Luật Tổ chức chính quyền địa phương hiện hành nhằm kịp thời thể chế hóa chủ trương của Đảng trong việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và tổ chức chính quyền địa phương hai cấp. Trên cơ sở đó đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất, góp phần cho các địa phương sau khi sắp xếp được hoạt động thông suốt và hiệu quả.

Để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật, đại biểu Trần Thị Thanh Hương nêu ý kiến về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương tại Điều 11. Theo đó, thực tế cho thấy, trong bối cảnh không tổ chức các huyện, nhiều nhiệm vụ, quyền hạn được chuyển giao cho cấp xã đảm nhận, cộng với việc sắp xếp, mở rộng quy mô đơn vị hành chính cấp xã khiến cho khối lượng công việc của chính quyền địa phương cấp xã sẽ tăng lên rất nhiều. Đây là một sự thay đổi lớn trong việc năng lực tổ chức bộ máy chính quyền địa phương các cấp chưa thực sự đồng đều, cần có thời gian. Do đó, cần chính quyền địa phương cấp tỉnh phải có trách nhiệm theo dõi, giám sát và có giải pháp kịp thời để hỗ trợ, xử lý trong trường hợp chính quyền ở một số hoặc một số đơn vị hành chính cấp xã không đủ khả năng thực hiện hoặc thực hiện không hiệu quả các nhiệm vụ, quyền hạn được giao.


Viện Kiểm sát đánh giá, thời điểm ký giấy phép cho Công ty Thái Dương, cựu Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc không bị tác động hay nhận bất kỳ lợi ích gì từ doanh nghiệp nên đề nghị mức án 30-36 tháng tù treo.
Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, trên địa bàn huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân điển hình với những việc làm cụ thể, thiết thực.
"Phân cấp, phân quyền phải đi liền với tăng kiểm soát và giám sát" là nội dung được nhiều đại biểu đề cập khi thảo luận về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Luật chính quyền địa phương (sửa đổi).
Bộ Xây dựng vừa ban hành quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch sân bay Long Thành.
Hội đồng Chung khảo Cuộc thi viết về đề tài "Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới" lần thứ 4 (2024-2025) đã thống nhất lựa chọn 30 tác phẩm xuất sắc trình Ban Tổ chức quyết định trao 03 loại giải.
Quận ủy Hai Bà Trưng sáng 14/5 đã tổ chức lễ trao Huy hiệu Đảng đợt 19/5 cho 440 đảng viên.
0