Ôtô chở trẻ dưới 10 tuổi phải có thiết bị an toàn
Sau nhiều vụ việc đã xảy ra, thời gian gần đây, vấn đề an toàn cho trẻ khi ngồi trên ô tô tham gia giao thông một lần nữa lại được đặt ra. Trên thế giới, đã có gần 100 quốc gia ban hành quy định bắt buộc sử dụng thiết bị an toàn trẻ em trên ô tô cá nhân.
Tuy nhiên, thực tế tại Việt Nam hiện vẫn chưa có quy định về thiết bị an toàn cũng như vị trí an toàn của trẻ em trên xe ô tô. Nhiều phụ huynh vẫn để trẻ ngồi ghế trước hoặc đứng trong xe, vươn tay ra cửa sổ, thò đầu qua cửa sổ trời…

Trong dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ đang được Quốc hội thảo luận, đã đề xuất nhiều quy định nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ em khi tham gia giao thông. Trong đó có quy định về thiết bị an toàn cho trẻ em.
Theo đánh giá của các chuyên gia, dây an toàn trên ô tô có tác dụng giảm 70% chấn thương nghiêm trọng và giảm 40% khả năng tử vong với người ngồi trên xe. Tuy nhiên, dây an toàn chỉ được thiết kế cho người trưởng thành. Trong trường hợp trẻ còn nhỏ, dây an toàn không giữ được cơ thể trẻ khi có va chạm, thậm chí trẻ có thể bị chấn thương bởi chính dây an toàn.
Theo một báo cáo chuyên sâu về thiết bị an toàn cho trẻ em trên ô tô của Tổ chức Y tế thế giới, thiết bị an toàn cho trẻ em giảm rủi ro chấn thương nặng tới 80% so với trẻ em chỉ dùng dây an toàn người lớn; ghế nâng cho lứa tuổi 6-10 tuổi giúp giảm 77% rủi ro chấn thương so với trẻ không sử dụng.
Khuyến nghị của WHO cũng chỉ rõ nên quy định việc bắt buộc sử dụng thiết bị an toàn của trẻ em trên ô tô đối với trẻ đến 12 tuổi hoặc chiều cao dưới 150cm; quy định tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng thiết bị an toàn trên xe ô tô (chốt ghế, đệm an toàn...).
Tại Việt Nam hiện vẫn chưa có quy định này dù tỷ lệ sở hữu ô tô ở Việt Nam, đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh gia tăng nhanh chóng và các gia đình trẻ có xu hướng ở ngoại thành, thường xuyên di chuyển quãng đường xa cũng khá cao. Nhiều người vẫn có suy nghĩ rằng, việc sử dụng ghế dành riêng cho trẻ em là tốn kém và không cần thiết.

Khảo sát cho thấy thực tế, đề xuất sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ em nhận được phản ứng rất tích cực của cộng đồng, mạng xã hội và trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hiện nay, mặc dù chưa quy định nhưng rất nhiều người dân đã tự động áp dụng.
Dự kiến ngày 26/6 tới đây, Quốc hội khóa XV sẽ biểu quyết thông qua Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Theo đánh giá, nếu quy định sử dụng thiết bị an toàn và vị trí ngồi an toàn cho trẻ em được luật hoá và áp dụng hiệu quả trong Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ, có thể kéo giảm tới 400 - 500 vụ trẻ em bị chấn thương đặc biệt nghiêm trọng hoặc trẻ em thiệt mạng trên ô tô mỗi năm tại Việt Nam.
Do đó, theo TS. Khương Kim Tạo, nguyên Phó chánh Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia cần sớm luật hóa với những quy định thiết thực về thiết bị an toàn, vị trí an toàn cho trẻ em, đối tượng thụ động tham gia giao thông, để ngày càng phát huy tác dụng tích cực trong bảo vệ trẻ em khi số lượng ô tô tại Việt Nam ngày một tăng.
Hiện có gần 100 quốc gia đã thể chế hóa quy định bắt buộc sử dụng thiết bị an toàn trẻ em trên ô tô cá nhân. Mong rằng, trong thời gian tới, những quy định về việc sử dụng thiết bị an toàn trên xe cho trẻ sẽ sớm đi vào thực tế, nhằm đáp ứng mong muốn bảo vệ cho con em mình khi tham gia giao thông đường bộ của nhiều gia đình, đảm bảo trật tự an toàn giao thông cho toàn xã hội.


Công chức, viên chức còn thiếu từ 1 đến 12 tháng để được nâng bậc lương thường xuyên theo quy định thì được nâng bậc lương trước thời hạn 12 tháng để nghỉ hưu.
Hình ảnh người chiến sĩ PCCC không quản ngại nguy hiểm lao vào giải cứu các nạn nhân tại một vụ cháy ở Thủ Đức, TP.HCM mới đây đã gây xúc động mạnh cho cộng đồng.
Nâng thời gian nghỉ thai sản là hợp lý, tuy nhiên, để đảm bảo tính khả thi, cần có giải pháp đồng bộ nhằm cân bằng lợi ích giữa người lao động và doanh nghiệp.
Không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ, khiến thời tiết Hà Nội ngày 18/3 trở nên rét hơn, đặc biệt vào sáng sớm.
Chính phủ đặt ra mục tiêu phấn đấu xây dựng được 20% xã, phường, thị trấn không có ma túy ngay trong năm 2025, đến năm 2030 đạt ít nhất 50% trở lên.
Ngày càng có nhiều người đăng ký hiến mô, tạng để mang lại niềm tin, hy vọng cho những người bệnh, chung tay xây dựng xã hội nhân văn, giàu tình thương và lòng nhân ái.
0