Ông Zelensky yêu cầu Mỹ ủng hộ Ukraine theo ‘mô hình Israel’

Ukraine hy vọng Mỹ sẽ cấp cho nước này sự hỗ trợ an ninh dài hạn theo mô hình mối quan hệ giữa Washington và Israel.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đưa ra tuyên bố trên sau khi các quốc gia châu Âu ủng hộ Kiev và được cho là đã bác bỏ một số điểm quan trọng trong kế hoạch hòa bình do Tổng thống Donald Trump đề xuất.

Washington đã trình bày dự thảo thỏa thuận nhằm chấm dứt xung đột Nga - Ukraine trong các cuộc đàm phán tại Paris vào tuần trước. Tại một cuộc họp tiếp theo diễn ra ở London ngày 23/4 vừa qua, sự kiện đã bị hạ cấp vào phút cuối sau khi ông Zelensky công khai bác bỏ các đề xuất quan trọng của Mỹ, các quan chức Ukraine và các đối tác NATO châu Âu được cho là đã đệ trình một phản đề xuất.

Phát biểu với báo giới ngày 25/4, ông Zelensky nhấn mạnh rằng bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào trong tương lai với Moscow đều phải bao gồm việc Mỹ hỗ trợ Kiev về mặt quân sự, tài chính và chính trị.

“Các cuộc thảo luận ở London tập trung vào các đảm bảo an ninh từ Mỹ. Chúng tôi hy vọng chúng ít nhất cũng mạnh mẽ như những đảm bảo dành cho Israel. Ngoài ra, chúng tôi mong đợi sự hỗ trợ từ các đối tác châu Âu của mình và đang tích cực phát triển cơ sở hạ tầng cần thiết cho các đảm bảo này”, ông Zelensky cho biết.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: AP.

Những cuộc thảo luận về “mô hình Israel” hỗ trợ cho Ukraine lần đầu tiên xuất hiện trong nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Mỹ Joe Biden, khi các quan chức phương Tây bắt đầu thừa nhận rằng Kiev khó có thể nhận được tư cách thành viên NATO. Thay vì đảm bảo an ninh tập thể, họ tìm cách ít nhất là đảm bảo dòng vũ khí phương Tây không bị gián đoạn trong thời gian dài.

Bình luận của ông Zelensky được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Kiev và Washington đang gia tăng, khi ông Trump thúc đẩy Kiev chấp nhận những gì các phương tiện truyền thông mô tả là “lời đề nghị cuối cùng” để chấm dứt xung đột. Các báo cáo chỉ ra rằng đề xuất của Washington bao gồm các nội dung: đóng băng xung đột dọc theo chiến tuyến hiện tại và công nhận bán đảo Crimea là lãnh thổ của Nga - một điều kiện mà ông Zelensky đã kiên quyết từ chối.

Trong một cuộc phỏng vấn với Tạp chí Time ngày 25/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rằng “Crimea sẽ ở lại với Nga”. Ông lập luận rằng Kiev sẽ không bao giờ có đủ vũ khí hoặc nhân lực để giành lại bán đảo này, nơi “đã được trao trả cho Nga mà không cần nổ một phát súng nào”. Crimea chính thức gia nhập Liên bang Nga vào năm 2014 sau cuộc trưng cầu ý dân được tổ chức sau cuộc đảo chính do phương Tây hậu thuẫn ở Kiev.

“Lập trường của chúng tôi không thay đổi”, ông Zelensky ngày 25/6 nhắc lại, mặc dù thừa nhận Kiev phụ thuộc vào sự hỗ trợ liên tục của Mỹ.

Tổng thống Trump và các quan chức cấp cao khác của Mỹ đã cảnh báo rằng nếu tiến trình đàm phán không sớm đạt được tiến triển, Washington có thể xem xét lại vai trò trung gian của mình và chuyển trọng tâm sang các ưu tiên toàn cầu khác. Theo các báo cáo, các quan chức Ukraine đã chuẩn bị cho khả năng sự hỗ trợ của Mỹ sẽ giảm nếu các cuộc đàm phán sụp đổ.

Về phần mình, Moscow liên tục bày tỏ thiện chí tham gia đàm phán, bày tỏ sự ủng hộ với các sáng kiến ​​hòa bình của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Tuy nhiên, giới lãnh đạo Nga đã nhiều lần nhấn mạnh rằng họ tìm kiếm một giải pháp lâu dài cho cuộc xung đột, nói rằng việc tạm dừng các hành động thù địch chỉ đơn giản là cho phép Ukraine tái vũ trang. Bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào cũng phải thừa nhận thực tế lãnh thổ và giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của cuộc xung đột, bao gồm cả nguyện vọng NATO của Ukraine, Nga nhấn mạnh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Lễ tang của Giáo hoàng Francis diễn ra tại Quảng trường Thánh Peter ở Vatican vào lúc 10h sáng 26/4 (giờ địa phương).

Khoảng 250.000 giáo dân đã đến viếng Giáo hoàng Francis tại Vương cung Thánh đường Thánh Peter trong ba ngày qua. Đêm 25/4, Vatican kết thúc hoạt động viếng linh cữu Giáo hoàng.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thừa nhận rằng, Kiev không có đủ vũ khí để giành lại quyền kiểm soát bán đảo Crimea - nơi đã bị sáp nhập vào Nga từ năm 2014.

Linh cữu của Giáo hoàng Francis đã được niêm phong vào tối 25/4 để chuẩn bị cho lễ tang sẽ diễn ra vào khoảng 15h chiều nay (26/4) theo giờ Việt Nam. Nhà chức trách Italy dự báo, khoảng 200.000 người sẽ có mặt tại Quảng trường Thánh Peter để tiễn đưa Giáo hoàng. Nhiều nhân vật nổi tiếng, gồm cả Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Anh Keir Starmer và Hoàng tử William đã xác nhận sẽ tham dự sự kiện.

Ukraine hy vọng Mỹ sẽ cấp cho nước này sự hỗ trợ an ninh dài hạn theo mô hình mối quan hệ giữa Washington và Israel.

Phía Nga khẳng định cuộc gặp gỡ kéo dài 3 tiếng giữa đặc phái viên của Tổng thống Mỹ Steve Witkoff và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã diễn ra trong bầu không khí mang tính xây dựng, giúp thu hẹp bất đồng giữa Moscow và Washington về vấn đề Ukraine.