Ông Trump muốn tái kết nối với nhà lãnh đạo Triều Tiên
Phát biểu tại một cuộc họp báo ngày 7/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói: “Chúng tôi sẽ có quan hệ với Triều Tiên và ông Kim Jong-un”.
Ông Trump nhắc lại những cuộc tiếp xúc trước đây với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, tuyên bố “Tôi rất hợp với ông ấy, như các bạn biết đấy. Tôi nghĩ rằng tôi đã ngăn chặn được chiến tranh”.
Ông cũng cho rằng chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2016 của ông đã giúp ngăn chặn xung đột, đồng thời nói thêm: “Tôi nghĩ rằng nếu tôi không giành chiến thắng trong cuộc bầu cử đó, các bạn sẽ rơi vào tình huống rất tồi tệ. Nhưng tôi đã làm được, và chúng tôi đã có mối quan hệ tốt đẹp”.
Ông Trump cũng nhấn mạnh rằng việc ông duy trì tiếp xúc với ông Kim Jong-un có lợi cho sự ổn định toàn cầu: “Tôi nghĩ rằng đó là một tài sản rất lớn cho tất cả mọi người khi tôi hòa hợp với ông ấy. Ý tôi là, tôi hòa hợp với ông ấy, ông ấy hòa hợp với tôi, và đó là điều tốt chứ không phải điều xấu”.
Vị tân Tổng thống Mỹ cũng lưu ý rằng các quốc gia khác, đặc biệt là Nhật Bản, thấy được giá trị trong cách tiếp cận ngoại giao của ông: “Tôi có thể nói với bạn rằng Nhật Bản thích ý tưởng này vì mối quan hệ của họ với ông Kim Jong-un không mấy tốt đẹp, và nếu tôi có thể có mối quan hệ không chỉ với ông ấy mà còn với những người khác trên khắp thế giới, nơi dường như có khó khăn, tôi nghĩ đó là một tài sản lớn đối với thế giới, không chỉ riêng nước Mỹ”.
Hoạt động ngoại giao với Triều Tiên đánh dấu sự thay đổi đáng kể trong chính sách đối ngoại của Mỹ trong nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên của ông Trump. Sau giai đoạn ban đầu gia tăng căng thẳng vào năm 2017, hai nhà lãnh đạo đã tạo dựng kênh đối thoại chưa từng có.
Năm 2018, Trump và ông Kim Jong-un đã gặp nhau tại Singapore trong hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa một tổng thống Mỹ đương nhiệm và một nhà lãnh đạo Triều Tiên. Cuộc họp đã dẫn đến một thỏa thuận chung về phi hạt nhân hóa, mặc dù các chi tiết cụ thể vẫn còn mơ hồ.
Hội nghị thượng đỉnh thứ hai diễn ra tại Hà Nội vào năm 2019 đã kết thúc mà hai bên không đạt được thỏa thuận nào do những bất đồng về việc nới lỏng lệnh trừng phạt và chương trình hạt nhân của Triều Tiên. Cuối năm đó, ông Trump trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên đặt chân đến Triều Tiên trong một cuộc gặp ngắn với ông Kim Jong-un tại Khu phi quân sự (DMZ).
Bất chấp các cuộc gặp lịch sử, các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Triều Tiên đã bị đình trệ và Bình Nhưỡng vẫn tiếp tục thử tên lửa. Những nỗ lực của ông Trump nhằm duy trì mối quan hệ cá nhân với ông Kim Jong-un, bao gồm cả việc trao đổi thư từ, đã không dẫn đến một thỏa thuận phi hạt nhân hóa cụ thể. Tuy nhiên, ông Trump vẫn khẳng định rằng hoạt động ngoại giao trực tiếp của ông đã ngăn chặn được một cuộc xung đột lớn và có thể được khôi phục trong tương lai.


Một video về máy bay chiến đấu J-36 của Trung Quốc đang được lan truyền rộng rãi vào ngày 25/3, làm dư luận tò mò về khả năng công nghệ của Bắc Kinh.
Tổng thống Peru Dina Boluarte vừa công bố kế hoạch tổ chức tổng tuyển cử vào ngày 12/4/2026 và kỳ vọng cuộc bầu cử này sẽ giúp đất nước thoát khỏi tình trạng bất ổn chính trị kéo dài.
Bộ Quốc phòng Nga ngày 26/3 tuyên bố giành thêm quyền kiểm soát một số khu vực, trong khi Ukraine khẳng định đã đẩy lùi nhiều cuộc tấn công của Moscow.
Chính quyền Mỹ đã bổ sung hàng chục thực thể nước ngoài vào danh sách hạn chế thương mại, trong đó, có hơn 50 công ty công nghệ Trung Quốc nhằm ngăn chặn công nghệ và hàng hóa Mỹ bị lạm dụng trong các lĩnh vực nhạy cảm.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lên tiếng bảo vệ Cố vấn An ninh Quốc gia Michael Waltz sau sự cố một nhà báo vô tình được thêm vào nhóm chat bàn về kế hoạch tấn công Yemen của giới chức quân sự Mỹ.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz cùng các bộ trưởng trong nội các đã nhận quyết định miễn nhiệm từ Tổng thống Frank-Walter Steinmeier vào ngày 25/3.
0