Ông Trump gây hấn với Canada, Mexico và Trung Quốc

Thực hiện tuyên cáo từ trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã áp thuế quan bảo hộ thương mại đối với hàng hoá của Canada, Mexico và Trung Quốc xuất khẩu vào thị trường Mỹ, với mức thuế quan 25% đối với Canada và Mexico, 10% đối với Trung Quốc.

Khác với ở thời nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ trước, lần này ông Trump gây hấn với Canada, Mexico và Trung Quốc với nguyên do rất khác. Lý do được ông Trump đưa ra để biện luận cho quyết định áp thuế quan bảo hộ thương mại đối với Canada và Mexico liên quan đến vấn đề di cư và tội phạm ở Mỹ, đối với Trung Quốc là độc dược Fentanyl. Có thể thấy, ông Trump dùng "con bài cũ" là áp thuế quan nhằm mục đích không phải là khắc phục tình trạng nhập siêu của Mỹ như trong cuộc chơi lần trước.

Canada, Mexico và Trung Quốc đều ngay lập tức phản đối mạnh mẽ và áp dụng liền những biện pháp chính sách đáp trả theo phương châm "người sao, ta vậy". Phản ứng của ba đối tác khá giống nhau khi đều trả đũa rất nhanh và rất quyết liệt; đều vừa lên án Mỹ vừa khẳng định thiện chí sẵn sàng đối thoại với Mỹ; đều thể hiện đã vừa chuẩn bị đối phó với động thái này của ông Trump từ trước, vừa sẵn sàng chơi với ông Trump cuộc chơi mới này lâu dài chứ không phải chỉ trước mắt.

Xung khắc hay chiến tranh thương mại giữa Mỹ và các đối tác nói trên là cuộc chơi không thể có một bên thắng mà tất cả các bên liên quan đều không thể tránh khỏi bị thua thiệt và tác động tiêu cực. Canada, Mexico và Trung Quốc sẽ gặp khó khăn về xuất khẩu và bị tổn hại về tăng trưởng kinh tế. Mỹ sẽ gặp trở ngại về cung ứng nguyên vật liệu và hàng hoá, sản xuất kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực, giá cả hàng hoá, lạm phát và thất nghiệp sẽ tăng.

Không phải ông Trump không ý thức được từ trước về những khó khăn. Bất chấp mọi hệ luỵ tiêu cực xa cũng như gần, ông Trump sử dụng con bài cũ ngay trong những ngày đầu tiên sau khi trở lại cầm quyền vì dành ưu tiên cao nhất cho việc gây dựng hình ảnh về người kiên quyết thực hiện cam kết và tuyên cáo, tạo nên và tăng cường hiệu ứng răn đe của việc sử dụng biện pháp áp thuế quan bảo hộ thương mại để đạt mục đích chính trị trong quan hệ với các đối tác bên ngoài cũng như để nâng thế và có được chủ đề nội dung cho đàm phán sau này với các đối tác liên quan.

Cuộc "gây hấn" trước mắt có lợi lớn cho ông Trump về đối nội nhưng sẽ đầy rủi ro về đối ngoại. Các đối tác của Mỹ sẽ ứng phó theo nhiều cách khác nhau, sẽ đáp trả thẳng thừng hoặc tránh xung khắc với Mỹ. Họ sẽ tăng cường liên kết với nhau, sẽ vừa tăng cường hợp tác với Mỹ vừa tránh hoặc giảm lệ thuộc vào thị trường Mỹ. Do đó, ông Trump chỉ có rất ít cơ may thắng trong cuộc chơi mới với con bài cũ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Phong trào Hamas bất ngờ tuyên bố vào đêm 11/5 rằng sẽ sớm phóng thích Edan Alexander, con tin người Mỹ cuối cùng còn sống bị giam giữ ở Gaza.

Ngành công nghệ thế giới đang chứng kiến những thay đổi nhanh chóng, cho thấy rõ áp lực không ngừng mà các "ông lớn" đang phải đối mặt trong hành trình đổi mới và thích nghi.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố ông sẵn sàng “đích thân” gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 15/5 tới, nhưng chỉ khi Moscow đồng ý ngừng bắn trước.

Trong bài phát biểu đầu tiên trước công chúng, Đức Giáo hoàng Leo XIV đã lên tiếng kêu gọi các cường quốc thế giới cùng chung tay hướng tới hòa bình, chấm dứt các cuộc xung đột đẫm máu đang diễn ra trên toàn cầu.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan xác nhận, Ankara sẵn sàng tổ chức các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Nga và Ukraine, sau đề xuất của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc nối lại đối thoại tại Istanbul.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 11/5 tuyên bố, nước này sẵn sàng đối thoại trực tiếp với Nga nhằm tìm giải pháp chấm dứt xung đột, song nhấn mạnh điều kiện tiên quyết là một lệnh ngừng bắn kéo dài ít nhất 30 ngày.