Ông Trump đánh đổi viện trợ của Mỹ lấy đất hiếm Ukraine

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa gây ngỡ ngàng với tiết lộ muốn Ukraine dùng đất hiếm để đổi lấy viện trợ của Mỹ.

EU, NATO và Ukraine hiện đang ở trong tâm trạng vừa nhẹ nhõm vừa quan ngại. Nhẹ nhõm khi ông Trump vẫn chủ đích tiếp tục viện trợ cho Ukraine và quan ngại khi nhà lãnh đạo này hàm ý không tiếp tục "cho không, biếu không" tiền bạc và vũ khí của Mỹ như người tiền nhiệm. Một khi ông Trump đã chuyển sang buộc Ukraine trả giá cho sự hậu thuẫn của Mỹ thì cái giá này chỉ có thể đắt thêm, nhất là khi tình thế trên chiến trường ngày càng bất lợi cho Ukraine.

Chính Tổng thống Ukraine Volodymir Selenskij đã mời chào Mỹ nhằm vào tài nguyên khoáng sản của Ukraine. Trong "Kế hoạch chiến thắng" đưa ra hồi năm 2024, ông Selenskij quả quyết Ukraine có "tiềm năng kinh tế chiến lược" to lớn mà Mỹ có thể tham gia cùng khai thác và tận lợi, sau khi giúp Ukraine đánh bại Nga.

Hiện tại, ông Trump nhắm vào đúng đối tượng và đẩy ông Selenskij vào tình thế "không chấp nhận đề xuất của ông Trump không được". Chính ông Selenskij đã từng nhiều lần ngậm ngùi xác nhận, nếu không được Mỹ tiếp tục và tăng cường hậu thuẫn thì Ukraine không thể tránh khỏi bị thua Nga trong cuộc chiến tranh liên tục bốn năm qua. Nói cách khác, ông Selenskij phải hiểu đề xuất trên của ông Trump là ẩn ý, cho rằng Mỹ phải thu về được gì đó trong dạng "tiền tươi thóc thật" từ hàng chục tỷ USD viện trợ cho Ukraine.

Ông Trump nhắm vào Ukraine nhưng thực chất đã làm phép thử về mức độ sẵn sàng trả giá cho Mỹ của phía Ukraine, phát đi thông điệp rằng, Mỹ chỉ tiếp tục viện trợ cho Ukraine khi những điều kiện của Mỹ được đáp ứng. Trong đó, dùng đất hiếm để đánh đổi chỉ là điều kiện nhỏ, Ukraine chịu nhượng bộ để ông Trump thoả thuận được với Tổng thống Nga Vladimir Putin về giải pháp chính trị giúp chấm dứt cuộc chiến tranh mới là chuyện chính và lớn.

Ukraine mồi chài như vậy, bởi suy tính tạo lợi ích kinh tế thiết thực cho Mỹ ở Ukraine để Mỹ quyết tâm giúp Ukraine thắng Nga, qua đó tận lợi từ tiềm năng kinh tế chiến lược của Ukraine. Một khi Mỹ đã đổ đầu tư vào Ukraine, giới kinh tế Mỹ hiện diện và kinh doanh ở Ukraine, thì đó là một sự đảm bảo chắc chắn cho an ninh của Ukraine trước các mối đe doạ an ninh từ Nga trong tương lai.

Ukraine giàu tài nguyên thiên nhiên, trong đó có nhiều nguồn đất hiếm. Ông Trump muốn Mỹ không còn lệ thuộc vào cung ứng đất hiếm từ Trung Quốc, do đó Ukraine là nguồn cung ứng thay thế cực kỳ hấp dẫn. Tuy nhiên, phần lớn các mỏ khai thác và nguồn trữ liệu đất hiếm ở Ukraine hiện ở vũng lãnh thổ mà Nga đã đánh chiếm được và kiểm soát. Ông Trump muốn sử dụng chúng thì trước hết phải đàm phán với Nga và chấm dứt cuộc chiến tranh.

Nga chắc chắn được lợi nhiều nhất, trong khi giữa ông Trump và ông Selenskij chưa biết "ai mồi nhử ai" và "ai mắc mồi ai".

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Phong trào Hamas bất ngờ tuyên bố vào đêm 11/5 rằng sẽ sớm phóng thích Edan Alexander, con tin người Mỹ cuối cùng còn sống bị giam giữ ở Gaza.

Ngành công nghệ thế giới đang chứng kiến những thay đổi nhanh chóng, cho thấy rõ áp lực không ngừng mà các "ông lớn" đang phải đối mặt trong hành trình đổi mới và thích nghi.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố ông sẵn sàng “đích thân” gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 15/5 tới, nhưng chỉ khi Moscow đồng ý ngừng bắn trước.

Trong bài phát biểu đầu tiên trước công chúng, Đức Giáo hoàng Leo XIV đã lên tiếng kêu gọi các cường quốc thế giới cùng chung tay hướng tới hòa bình, chấm dứt các cuộc xung đột đẫm máu đang diễn ra trên toàn cầu.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan xác nhận, Ankara sẵn sàng tổ chức các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Nga và Ukraine, sau đề xuất của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc nối lại đối thoại tại Istanbul.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 11/5 tuyên bố, nước này sẵn sàng đối thoại trực tiếp với Nga nhằm tìm giải pháp chấm dứt xung đột, song nhấn mạnh điều kiện tiên quyết là một lệnh ngừng bắn kéo dài ít nhất 30 ngày.