Ông Trump chơi đòn hiểm về kinh tế với Ukraine và Nga

Ngay trước thềm vòng thương thảo thứ hai giữa Mỹ và Nga ở Ả rập Xê út, Tổng thống Mỹ Donald Trump chơi chiêu bài kép, nhằm đánh vào kinh tế của Ukraine và Nga.

Ông Trump vừa gia tăng sức ép đối với Ukraine vừa đẩy mạnh tranh thủ Nga trong khi vẫn kiên định chủ ý hạn chế như có thể được vai trò và sự tham gia trực tiếp của EU, NATO và Ukraine vào quá trình tìm kiếm giải pháp giúp chấm dứt cuộc chiến tranh ở Ukraine. Chuyện thông qua mấy dự thảo của Đại hội đồng Liên hợp quốc và Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc vừa qua về 3 năm cuộc chiến ở Ukraine là bằng chứng mới nhất.

Đáng chú ý hơn nữa là chiêu bài kinh tế, thương mại của ông Trump.

Một mặt, ông Trump dồn ép Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vào tình thế buộc phải nhượng bộ thêm cho Mỹ về cung ứng khoáng sản của Ukraine để đổi lấy viện trợ tài chính và quân sự của Mỹ. Thực chất, phía Mỹ ép Ukraine phải trả giá cho viện trợ tài chính và quân sự của Mỹ, cho cả phần đã nhận được từ trước đến nay lẫn phần muốn tiếp tục nhận được trong tương lai. Nếu không chấp nhận trả giá cho viện trợ của Mỹ, Ukraine sẽ gặp khó khăn lớn trong cuộc chiến với Nga.

Theo phía Ukraine, với những khoản viện trợ đã có được và nếu không được Mỹ tiếp tục viện trợ nữa, Ukraine có thể cầm cự Nga trong thời gian 6 tháng. EU và NATO cho biết viện trợ của EU và NATO, nếu không có dự tham gia của Mỹ, chỉ đủ giúp Ukraine cầm cự Nga thêm được 6 tháng.

Có thể thấy chính quyền mới ở Mỹ đã nhằm trúng vào một trong những điểm yếu nhất và dễ bị tổn thương nhất của Ukraine hiện tại. Cú đòn này của phía Mỹ thật sự rất hiểm đối với EU, NATO, Ukraine và Nga: mở cho EU, NATO và Ukraine cơ hội tiếp tục có được viện trợ của Mỹ cho Ukraine để tiếp tục chiến tranh với Nga. đồng thời phát đi thông điệp cảnh báo Nga rằng Mỹ muốn cùng Nga tìm kiếm giải pháp chính trị giúp chấm dứt cuộc chiến tranh ở Ukraine nhưng vẫn luôn sẵn sàng tiếp tục hậu thuẫn Ukraine chiến tranh với Nga.

Mặt khác, phía Mỹ không những chỉ kiên định chủ ý xích lại gần Nga để thuần tuý tìm giải pháp chính trị cho cuộc chiến ở Ukraine. Đúng vào dịp tiếp Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và giữa khi gia tăng áp lực với Ukraine, ông Trump tuyên bố muốn thương thảo với Nga về hợp tác kinh tế.

Đáng chú ý, ông Trump chủ ý thể hiện cho Pháp, Anh và châu Âu thấy rằng Mỹ xích lại gần Nga và điều chỉnh chính sách đối với Nga và Ukraine không phải chỉ để tìm kiếm giải pháp chính trị cho cuộc chiến ở Ukraine mà còn thật sự nhằm định hình và khởi động lại toàn bộ mối quan hệ của Mỹ với Nga; Mỹ không vì EU, NATO hay Ukraine mà buông bỏ lợi ích của Mỹ trong quan hệ với Nga.

Tác động chính trị và tâm lý của thông điệp này rất mạnh mẽ. Ông Putin cũng chơi đòn hiểm với EU và Ukraine khi ngay lập tức mời chào Mỹ hợp tác cùng khai thác tài nguyên ở những vùng lãnh thổ Ukraine mà Nga hiện kiểm soát. "Bên tung, bên hứng" nên đòn hiểm thật khó đỡ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau 5 ngày có mặt tại Myanmar, Đội cứu hộ cứu nạn Công an Việt Nam đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp và tình cảm đặc biệt cho người dân Myanmar.

Ông Yoon Suk Yeol đã gửi lời xin lỗi vì không đáp ứng được kỳ vọng của đất nước và người dân, chỉ vài giờ sau khi bị tuyên bãi chức Tổng thống Hàn Quốc.

Myanmar và Thái Lan vẫn nỗ lực không ngừng nghỉ để tìm kiếm thêm những người sống sót sau trận động đất mạnh 7,7 độ hôm 28/3.

Sự hỗ trợ của các phương tiện, kỹ thuật đã đóng góp không nhỏ vào công cuộc cứu hộ, cứu nạn sau động đất tại Myanmar của các cán bộ chiến sĩ Việt Nam.

Viên kim cương nặng 2,33 carat, có màu đỏ thẫm là một trong những loại đá quý hiếm nhất trên Trái đất, đã được bổ sung vào bộ sưu tập của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Mỹ.

Những kiệt tác hội họa mang tính biểu tượng như "Mona Lisa" của Leonardo da Vinci và “Tiếng thét” của Edvard Munch đã được chuyển đổi thành âm thanh, giúp người khiếm thị có cơ hội cảm nhận và đắm chìm trong nghệ thuật.