Ông Trump cải cách thu thuế quốc tế ở Mỹ
Đây là một phần trong chiến lược cải cách thuế của ông Trump, được dự báo sẽ thay đổi đáng kể cách thức thu thuế quốc tế tại Mỹ trong thời gian tới.
Sở Thuế vụ nước ngoài (ERS) sẽ thay thế các cơ quan hiện tại như Bộ Thương mại, Hải quan và Biên phòng trong việc thu thuế và doanh thu từ các quốc gia khác. Tuy nhiên, để thành lập cơ quan này cần có sự phê duyệt của Quốc hội. Hiện đảng Cộng hòa kiểm soát cả Hạ viện và Thượng viện, điều này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho kế hoạch của ông Trump.
Tổng thống đắc cử Trump đã so sánh ERS với Sở Thuế vụ nội địa (IRS), cơ quan thu thuế nội địa của Mỹ và cho rằng cơ quan mới sẽ giúp cải thiện hiệu quả thu thuế từ các giao dịch quốc tế. Tuy nhiên, một số chuyên gia kinh tế tỏ ra hoài nghi về tính khả thi của kế hoạch này khi cho rằng ERS sẽ không thu thuế trực tiếp từ các nguồn nước ngoài mà chủ yếu từ các nhà nhập khẩu Mỹ.
Trong khi đó, các nhà kinh tế và đảng Dân chủ lo ngại rằng việc áp thuế quan cao đối với hàng hóa nhập khẩu có thể làm tăng chi phí sinh hoạt cho người dân Mỹ và ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế. Chính sách thuế quan của ông Trump, với mức thuế tiềm tàng lên đến 25% đối với hàng hóa từ các nước đồng minh và 60% đối với hàng hóa từ Trung Quốc, dự kiến sẽ là một trong những vấn đề trọng tâm trong nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của chính trị gia 78 tuổi này.


Tổng thống Donald Trump đã áp thuế đối ứng với với 86 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Động thái này đánh dấu bước leo thang mạnh mẽ nhất trong chính sách thương mại “nước Mỹ trên hết” của ông Trump kể từ khi bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai. Liệu nước đi này của ông Trump có đang mạo hiểm?
Bộ Tài chính Trung Quốc ngày 9/4 thông báo, Trung Quốc sẽ áp thuế 84% đối với hàng hóa của Mỹ từ thứ Năm 10/4, tăng so với mức 34% đã công bố trước đó.
Bộ Quốc phòng Nga ngày 9/4 cho biết, các hệ thống phòng không nước này đã đánh chặn ít nhất 158 máy bay không người lái (UAV) do Ukraine triển khai trong đêm 8/4 và rạng sáng 9/4.
Mức thuế khổng lồ 104% nhắm vào hàng hóa Trung Quốc - một động thái được đánh giá là sẽ làm gia tăng căng thẳng trong cuộc chiến thương mại toàn cầu.
Washington và Moscow thông báo sẽ nối lại đối thoại vào ngày mai 10/4, tại thành phố Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), với trọng tâm là cải thiện hoạt động ngoại giao song phương.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra tối hậu thư cứng rắn, tuyên bố sẽ “giành lại” quyền kiểm soát kênh đào Panama - tuyến hàng hải quan trọng bậc nhất thế giới khỏi ảnh hưởng của Bắc Kinh.
0