Ông Starmer đã nói gì khi nhậm chức thủ tướng Anh?

Lãnh đạo Công đảng Anh - ông Keir Starmer đã chính thức trở thành thủ tướng mới của nước này sau khi yết kiến Vua Charles III tại Cung điện Buckingham ở thủ đô London. Ông Keir Starmer đã có bài phát biểu đầu tiên trước công chúng trên cương vị thủ tướng Anh.

Ông Starmer đã đến dinh Thủ tướng Anh ở số 10 phố Downing và được chào đón nồng nhiệt bởi đám đông những người ủng hộ. Trong bài phát biểu đầu tiên, tân thủ tướng Keir Starmer được cho là đã nỗ lực thu hẹp những chia rẽ chính trị và hàn gắn niềm tin của cử tri.

Mở đầu bài phát biểu, ông Starmer gửi lời cảm ơn người tiền nhiệm Rishi Sunak, nhấn mạnh rằng “không ai được coi thường” những thành tựu dưới thời thủ tướng gốc Á đầu tiên của Anh. Ông cũng ca ngợi “sự cống hiến và tận tâm” của cựu thủ tướng Sunak.

Ông Starmer cũng phát thông điệp về thời đại mới trên chính trường Anh. "Khoảng cách ngày càng lớn giữa người dân và các chính trị gia đang khiến đất nước ngày càng mệt mỏi, làm suy yếu hy vọng, tinh thần và niềm tin về tương lai tốt đẹp hơn". Ông Keir Starmer khẳng định, nước Anh cần một “cuộc tái thiết lớn”.

Tân thủ tướng Anh nói: “Thay đổi một quốc gia không giống như bật công tắc. Thế giới bây giờ là một nơi bất ổn hơn. Việc này sẽ mất một thời gian, nhưng chắc chắn rằng công việc thay đổi sẽ bắt đầu ngay lập tức”.

Vua Charles III của Anh mời ông Keir Starmer thành lập chính phủ tiếp theo

Thủ tướng Starmer khẳng định chính phủ dưới quyền ông sẽ phụng sự mọi người dân, dù họ có bỏ phiếu cho Công đảng hay không.

“Nếu bạn bỏ phiếu cho Công đảng ngày hôm qua, chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm về sự tin tưởng của bạn dành cho chúng tôi khi chúng tôi xây dựng lại đất nước. Tuy nhiên, cho dù bạn có bỏ phiếu cho chúng tôi hay không - đặc biệt nếu bạn không bỏ phiếu - tôi muốn nói với các bạn rằng chính phủ của tôi sẽ phục vụ bạn. Nền chính trị có thể mang đến những điều tốt đẹp, chúng tôi sẽ cho thấy điều đó. Đất nước sẽ là ưu tiên hàng đầu, sau đó mới đến đảng phái”, ông nói.

Tân thủ tướng Anh Keir Starmer được đám đông người ủng hộ chào đón tại số 10 phố Downing. Nguồn: Reuters

Trước đó, ông Keir Starmer đã giành chiến thắng vang dội trong cuộc tổng tuyển cử diễn ra cùng ngày tại Anh. Đảng của ông thắng áp đảo trước đảng Bảo thủ cầm quyền, giành tới 412 ghế trong tổng số 650 ghế tại Hạ viện. Con số này gần bằng mức 418 ghế mà Công đảng giành được trong chiến thắng năm 1997 dưới sự dẫn dắt của ông Tony Blair.

Kết quả cuộc tổng tuyển cử phản ánh mong muốn thay đổi của cử tri Anh sau 14 năm cầm quyền của đảng Bảo thủ với 5 đời thủ tướng khi đất nước trải qua thời kỳ "thắt lưng buộc bụng", tác động tiêu cực của Brexit, dịch COVID-19, cú sốc giá năng lượng và cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt. Cuộc bầu cử cũng có tỷ lệ cử tri đi bầu thấp nhất kể từ năm 1923, với gần 60%.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Phong trào Hamas bất ngờ tuyên bố vào đêm 11/5 rằng sẽ sớm phóng thích Edan Alexander, con tin người Mỹ cuối cùng còn sống bị giam giữ ở Gaza.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố ông sẵn sàng “đích thân” gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 15/5 tới, nhưng chỉ khi Moscow đồng ý ngừng bắn trước.

Trong bài phát biểu đầu tiên trước công chúng, Đức Giáo hoàng Leo XIV đã lên tiếng kêu gọi các cường quốc thế giới cùng chung tay hướng tới hòa bình, chấm dứt các cuộc xung đột đẫm máu đang diễn ra trên toàn cầu.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan xác nhận, Ankara sẵn sàng tổ chức các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Nga và Ukraine, sau đề xuất của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc nối lại đối thoại tại Istanbul.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 11/5 tuyên bố, nước này sẵn sàng đối thoại trực tiếp với Nga nhằm tìm giải pháp chấm dứt xung đột, song nhấn mạnh điều kiện tiên quyết là một lệnh ngừng bắn kéo dài ít nhất 30 ngày.

Ấn Độ và Pakistan ngày 10/5 đã bất ngờ đồng ý ngừng bắn, vào thời điểm các cuộc tấn công “ăn miếng trả miếng” giữa hai bên đang leo thang đến mức nguy hiểm.