Ông Phạm Nhật Vượng tài trợ thêm 1 tỉ USD cho VinFast

Hôm nay (25/4), tập đoàn Vingroup (mã chứng khoán: VIC) đã tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Một trong những phát biểu đáng chú ý nhất tại sự kiện chính là việc, chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng cho biết sẽ tài trợ thêm 1 tỉ USD cho VinFast trong thời gian tới.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration 0:00
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time 0:00
1x

Trả lời cổ đông các vấn đề liên quan hoạt động của VinFast, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cho biết trong quý I/2024, VinFast đã lần đầu tiên trở thành thương hiệu ô tô có doanh số lớn nhất Việt Nam.

Trong năm 2024, VinFast đặt mục tiêu đẩy mạnh sản lượng xe bản giao và tập trung tối ưu chỉ phí thông qua các sáng kiển về thiết kế, mua hàng, và săn xuất. Hãng xe điện này sẽ tiếp tục đặt mục tiêu đạt khoảng 400 điểm bán hàng trên toàn cầu vào cuối năm 2024.

Trong quý I/2024, VinFast đã lần đầu tiên trở thành thương hiệu ô tô có doanh số lớn nhất Việt Nam

Cũng trong năm 2024, VinFast sẽ bàn giao mẫu mới tại thị trường Mỹ và xuất khẩu xe đến châu Âu, và bắt đầu phân phối tại Indonesia. Trước băn khoăn của cổ đông không biết tiềm lực tập đoàn có thể "gánh vác" VinFast trong bao lâu khi thương hiệu xe ô tô này lỗ kéo dài.

Trong năm 2024, VinFast sẽ bàn giao mẫu mới tại thị trường Mỹ và xuất khẩu xe đến châu Âu, và bắt đầu phân phối tại Indonesia

Ông Phạm Nhật Vượng cho biết, việc nghi ngờ năng lực hay dòng tiền của VinFast là không có cơ sở. Công ty chưa bao giờ chậm ngân hàng một đồng nợ nào. Tuy hiện tại công ty đang gặp nhiều khó khăn nhưng những gì khó khăn nhất đã qua.

Mục tiêu năm 2024 của tập đoàn Vingroup

Năm nay, Vingroup đặt mục tiêu doanh thu kỷ lục 200.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 4.500 tỷ đồng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Thuế quan sẽ là một "cơn gió ngược" đối với các ông lớn trong ngành giày thể thao, làm tăng sự biến động trong thương mại mà các nhà bán lẻ giày dép đang cố gắng điều hướng.

Da giày nằm trong nhóm các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chịu tác động lớn trước chính sách thuế mới của Mỹ, các doanh nghiệp ngành này đang tìm cách ứng phó để giảm tác động đối với sản xuất kinh doanh.

Mới đây, Keppel đã thoái toàn bộ 42% vốn tại liên doanh giữa Tiến Phước, Keppel Land và Trần Thái, chính thức rút khỏi dự án do lỗ luỹ kế 32 tỷ đồng.

Theo Cục Thống kê, tổng vốn doanh nghiệp đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong quý I/2025 đạt 1,38 triệu tỷ đồng, tăng gần 2,1 lần so với cùng kỳ năm 2024.

Mỗi mùa đại hội cổ đông, các doanh nghiệp lớn thường tốn cả trăm triệu vào việc gửi thư đảm bảo cho từng cổ đông. Vậy, góc nhìn xung quanh câu chuyện này là gì?

Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường hiện nay vẫn cao hơn tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.