Ông Phạm Nhật Vượng siêu giàu, tổ chức xếp hạng 'bối rối'

Tăng giá 5 phiên liên tiếp với tốc độ ít người nghĩ tới, cổ phiếu VinFast đã giúp tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng chóng mặt, lên 55,8 tỷ USD vào phiên cuối tuần 25/8. Ông Vượng xếp thứ 23 thế giới, số 3 châu Á và số 1 Đông Nam Á trong danh sách những người giàu nhất hành tinh của Forbes.
Cổ phiếu VinFast đã giúp tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng chóng mặt

 

 

Tuy nhiên, những biến động sốc của cổ phiếu VinFast cũng khiến các đơn vị xếp hạng như Forbes và Bloomberg bối rối.

Nhìn lại tuần qua, trong phiên 21/8, cổ phiếu VinFast tăng gần 14,2% từ mức 15,4 USD/cp lên 17,58 USD/cp, qua đó giúp tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng (theo đánh giá của Forbes) tăng thêm 2,2 tỷ USD lên 23,5 tỷ USD. Với khối tài sản này, tỷ phú Phạm Nhật Vượng xếp thứ 68 trong danh sách những người giàu nhất hành tinh của Forbes. Tỷ phú Phạm Nhật Vượng đứng thứ 4 Đông Nam Á, sau 3 tỷ phú Indonesia.

Tỷ phú người Việt xếp thứ 23 trong danh sách những người giàu nhất hành tinh

Trong phiên giao dịch ngày 22/8, với cú tăng vọt gần gấp đôi lên 36,72 USD/cp, cổ phiếu VinFast tiếp tục đẩy tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng thêm 20,3 tỷ USD lên 43,7 tỷ USD. Với khối tài sản này, tỷ phú người Việt xếp thứ 27 trong danh sách những người giàu nhất hành tinh của Forbes và lấy lại vị trí số 1 Đông Nam Á và thứ 5 châu Á.

Kết phiên giao dịch ngày 23/8 (giờ Mỹ), cổ phiếu VinFast (VFS) tiếp tục nhích lên mức giá cao kỷ lục mới 37,03 USD/cp, tài sản của tỷ phú Vượng đáng ra sẽ tăng lên tương ứng. Tuy nhiên, sau phiên giao dịch, Forbes xếp tỷ phú Phạm Nhật Vượng giảm 18 bậc xuống vị trí giàu thứ 45 trên thế giới.

Với mức giá 37,03 USD/cp hôm 23/8, cổ phiếu VinFast đã cao hơn khá nhiều so với mức 36,72 USD/cp trong phiên 22/8. Tuy nhiên, thứ hạng đã từ 27 tụt xuống 45 trong danh sách của Forbes.

Đây là lần điều chỉnh thứ 2 của Forbes đối với ông Phạm Nhật Vượng, kể từ khi cổ phiếu VinFast lên sàn chứng khoán Nasdaq của Mỹ.

Trước đó, trong phiên ngày 16/8, Forbes có thời điểm đánh giá tỷ phú Vượng có 84 tỷ USD và xếp thứ hạng 16 trên thế giới. Tuy nhiên, tạp chí này sau đó vài giờ đã điều chỉnh xuống mức khá tương đồng với đánh giá của Bloomberg, ở mức hơn 44 tỷ USD (tương đương ông Vượng lọt top 30).

Trong phiên giao dịch ngày 24/8, khi cổ phiếu VinFast lên 49 USD/cp, vốn hóa VinFast tăng vọt lên trên 110 tỷ USD, trong khi tài sản tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng thêm 8,9 tỷ USD lên 41,1 tỷ USD và vượt từ mức 45 lên vị trí giàu thứ 28 trên thế giới. Ông Vượng tiếp tục là người giàu nhất Đông Nam Á.

Tới 25/8, theo Forbes, ông Vượng có 55,8 tỷ USD, xếp thứ 23 thế giới và số 3 châu Á, chỉ sau ông trùm dầu khí và bán lẻ Mukesh Ambani của Ấn Độ (người có 95,9 tỷ USD, tính tới 25/8) và tỷ phú Chung Thiểm Thiểm - Zhong Shanshan, ông chủ công ty đồ uống lớn nhất Trung Quốc Nongfu Spring (người có 60,3 tỷ USD).

Tuy nhiên, Bloomberg vẫn chưa có những tính toán cụ thể về khối tài sản của ông Vượng. Tên ông Phạm Nhật Vượng không còn trong danh sách các tỷ phú của Bloomberg. Trước khi đưa VinFast lên sàn Nasdaq, ông Vượng được Bloomberg tính toán có 5-5,9 tỷ USD.

Vượt loạt ông lớn, VinFast đứng thứ 3 làng xe hơi thế giới

Sau gần 2 tuần giao dịch, cổ phiếu này đã tăng vọt lên gần gấp đôi mức giá chào sàn. Qua đó, VinFast đã lập kỷ lục vốn hóa mới với giá trị tính tới 25/8 là gần 160 tỷ USD.

Ở mức giá này, vốn hoá của VinFast cao gần gấp đôi ông lớn xe ô tô điện BYD nổi tiếng của Trung Quốc và bỏ xa hãng siêu xe Porsche danh tiếng của nước Đức. Tính tới 25/8, hãng xe Porsche có vốn hóa gần 99 tỷ USD.

VinFast tiếp tục đứng vững ở vị trí thứ 2 trong làng xe điện toàn cầu và trở thành hãng sản xuất xe lớn thứ 3 trên thế giới, chỉ sau Tesla (với vốn hóa đạt 757 tỷ USD) và Toyota (với 222 tỷ USD).

(Nguồn: Tổng hợp)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham) đã kêu gọi chính quyền Mỹ xem xét gia hạn việc áp thuế 46% đối với hàng hóa Việt Nam, để các doanh nghiệp có thời gian thích ứng với quy định mới.

Nhiều mặt hàng Việt không phải chịu mức thuế đối ứng 46% khi xuất khẩu sang Mỹ như thép, nhôm, đồng, ô tô, chất bán dẫn, dược phẩm, vàng...

Giá dầu trong phiên giao dịch 3/4 đã ghi nhận mức sụt giảm tính theo phần trăm lớn nhất kể từ năm 2022, sau khi các nước xuất khẩu dầu bất ngờ quyết định tăng sản lượng, chỉ một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố những biện pháp thuế quan mới.

Novaland vừa công bố đơn từ nhiệm của hai thành viên HĐQT là ông Ng Teck Yow và bà Nguyễn Mỹ Hạnh với lý do tái cấu trúc và nguyện vọng cá nhân.

Thị trường chứng khoán Mỹ và đồng USD ngày 3/4 đã tụt dốc mạnh, khi các nhà giao dịch phản ứng với thông báo thuế quan mà Tổng thống Donald Trump đưa ra một ngày trước đó.

Doanh nghiệp Việt Nam cần sẵn sàng cho kịch bản xấu nhất, tránh bị động và rút kinh nghiệm từ đợt sốc lần này trước quyết định cuối cùng về thuế đối ứng của Mỹ.