Ông Nguyễn Thanh Long bị cáo buộc nhận hơn 2 triệu USD

Cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long bị cáo buộc nhận hối lộ 2,25 triệu USD (hơn 51 tỷ đồng) để can thiệp, tác động giúp Công ty Việt Á được cấp số đăng ký lưu hành kit xét nghiệm Covid-19.

Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đã hoàn tất kết luận điều tra vụ Việt Á, đề nghị truy tố các ông Nguyễn Thanh Long, Chu Ngọc Anh và nhiều người khác.

Theo kết luận điều tra, ông Nguyễn Thanh Long và Chu Ngọc Anh bị cáo buộc đã giúp Phan Quốc Việt, Tổng Giám đốc Công ty Việt Á, được Bộ Y tế cấp phép đăng ký lưu hành sản phẩm kit xét nghiệm COVID-19 và "thổi giá", gây thiệt hại hàng trăm tỉ đồng. Cả hai ông này bị đề nghị truy tố về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. 

CQĐT xác định ông Nguyễn Thanh Long đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái các quy định của pháp luật trong việc cấp số đăng ký lưu hành, hiệp thương giá và kiểm tra giá hiệp thương kit xét nghiệm Covid-19, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng tài sản Nhà nước.

Ông Long có vai trò thực hiện, giám sát công tác phòng chống dịch nhưng lại có hành vi sai phạm liên quan đến vụ án Công ty Việt Á hối lộ các quan chức hàng trăm tỷ đồng để thông đồng nâng khống giá kit xét nghiệm Covid-19.

Theo kết luận điều tra, cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã nhận 2,25 triệu USD, tương đương hơn 51 tỷ đồng, trong vụ Việt Á.

Ông Nguyễn Thanh Long và Chu Ngọc Anh.

Ông Chu Ngọc Anh, cựu Bộ trưởng Bộ KH&CN, cựu Chủ tịch UBND TP.Hà Nội, bị đề nghị truy tố tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

Một số cựu quan chức cấp cao khác được xác định có liên quan đến vụ án như ông Phạm Xuân Thăng, cựu Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương; Nguyễn Văn Trịnh, cựu Trợ lý Phó thủ tướng Chính phủ; cùng hàng loạt bị can là cựu vụ trưởng, vụ phó thuộc bộ, lãnh đạo cấp sở, nhân viên y tế, cán bộ CDC của nhiều tỉnh, thành phố.

Tại cuộc họp ngày 17/8, thông tin về phiên họp 24 của Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo), lãnh đạo Ban Nội chính T.Ư cho biết, tính đến nay, các cơ quan tố tụng từ T.Ư đến địa phương đã khởi tố tổng cộng 33 vụ án, với 111 bị can về 6 tội danh khác nhau, liên quan đến "chùm án" Việt Á.

Hầu hết các vụ án đã chuẩn bị đến giai đoạn kết thúc điều tra, một số vụ ở địa phương đã đưa ra xét xử.

Vụ án này, do sai phạm có phạm vi rộng, liên quan đến nhiều người, nhiều cấp nên Ban Chỉ đạo đã có chủ trương phân loại xử lý, vừa có sự nhân văn, vừa đảm bảo sự nghiêm khắc cần thiết.

Cụ thể, nhóm chủ mưu, cầm đầu, thực hiện hành vi phạm tội vì động cơ vụ lợi… sẽ bị nghiêm trị. Những người có vai trò thứ yếu, phụ thuộc, thực hiện theo mệnh lệnh, đặc biệt là không có động cơ vụ lợi, không được hưởng lợi… sẽ được xem xét miễn trách nhiệm cả hình sự và dân sự./.

(Nguồn: TTXVN)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) – Công an thành phố đang tăng cường triển khai nhiều kế hoạch kiểm tra, xử lý với các chủ bến đò, phà và người tham gia giao thông đường thủy không chấp hành quy định của pháp luật.

Trong Thông tư 47/2024 của Bộ Giao thông vận tải quy định rõ chu kỳ đăng kiểm của từng loại xe cơ giới, trong đó ô tô tải kinh doanh vận tải hoặc không kinh doanh vận tải đều áp dụng chung một chu kỳ đăng kiểm.

Từ 6h sáng mai ngày 17/03, Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông sẽ tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân liên quan đến hạ tầng giao thông, đèn tín hiệu giao thông trên địa bàn thành phố thông qua số điện thoại đường dây nóng và trang Zalo.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 609 về việc thành lập Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt.

Hoạt động diễu hành văn hóa đường phố với chủ đề “Sắc màu Điện Biên” đã diễn ra vào tối 15/3, trong khuôn khổ Lễ hội Hoa Ban năm 2025 và Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Điện Biên lần thứ VIII.

Kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên có chiều dài gần 32km, dự kiến sẽ hoàn thành vào dịp 30/4/2025.