Ông Kash Patel trở thành Giám đốc FBI mới

Thượng viện Mỹ đã thông qua việc đề cử ông Kash Patel, cựu luật sư tại bộ phận an ninh quốc gia thuộc Bộ Tư pháp, làm Giám đốc mới của Cục Điều tra liên bang (FBI).

Cuộc bỏ phiếu diễn ra với tỷ lệ sít sao 51-49. Các Thượng nghị sĩ Dân chủ phản đối gay gắt vì lo ngại về trình độ chuyên môn và những ảnh hưởng chính trị mà ông Patel có thể mang đến cho cơ quan này. Dù bị chỉ trích, ông Patel vẫn khẳng định rằng, ông vô cùng vinh dự khi được xác nhận làm Giám đốc thứ 9 của FBI và cam kết sẽ mang lại sự minh bạch và trách nhiệm cho cơ quan này.

Ông Patel còn cho biết, sứ mệnh của ông là xây dựng lại lòng tin vào FBI và bảo vệ phẩm giá của cơ quan này, khẳng định rằng ông sẽ không có hành động trả thù nào và sẽ duy trì sự công bằng trong công tác điều tra. Một trong những cam kết đáng chú ý của ông Patel là việc tái cấu trúc FBI, giảm bớt ảnh hưởng của chính trị từ Washington và tập trung vào các nhiệm vụ chống tội phạm truyền thống.

Ông cho biết rằng, FBI nên trở lại với các nhiệm vụ gốc của mình thay vì tiếp tục sa đà vào các hoạt động tình báo quốc gia, điều đã trở thành trọng tâm chính của cơ quan trong suốt hai thập kỷ qua do các mối đe dọa an ninh quốc gia ngày càng gia tăng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhà văn Ấn Độ Banu Mushtaq đã giành giải Man Booker Quốc tế 2025 với một tuyển tập gồm 12 truyện ngắn có tựa đề "Đèn Lòng".

Bảo tàng tượng sáp Madame Tussauds ở trung tâm thành phố London, Anh, đã ra mắt tượng sáp mới của Công nương xứ Wales Kate Middleton.

Các nước G7 đang bắt đầu thảo luận về việc đánh thuế lên những mặt hàng giá trị thấp của Trung Quốc.

Yoshinoya - chuỗi thức ăn nhanh hơn 120 năm tuổi của Nhật Bản đang muốn đưa mì ramen thành trụ cột kinh doanh thứ ba của hãng.

Việc xóa bỏ các biện pháp trừng phạt với Syria có thể xem như một "củ cà rốt" nhằm thúc đẩy chính quyền chuyển tiếp hoặc ít nhất là kéo Syria ra khỏi quỹ đạo quá gần với các đối thủ địa chính trị của phương Tây.

Chính sách siết chặt của Mỹ có thể lại trở thành “chất xúc tác” đẩy nhanh quá trình tự cường công nghệ của Trung Quốc - điều mà Washington có lẽ không hề mong muốn.