Ông Duterte bị dẫn độ sang Hà Lan, điều gì chờ đợi?

Cựu Tổng thống Philippines, Rodrigo Duterte, đã chính thức bị dẫn độ sang Hà Lan vào sáng 12/3 để giao nộp cho Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC). Chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo trong tiến trình pháp lý và chính trị này?

Hôm 11/3, cựu Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte bị bắt tại thủ đô Manila, khi vừa trở về từ Hong Kong (Trung Quốc). Ngay sau đó, ông bị áp giải rời Manila vào khoảng 23h tối 11/3, quá cảnh tại Dubai, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) sáng 12/3 rồi tiếp tục đến thành phố Rotterdam, Hà Lan.

Luật sư của cựu Tổng thống – ông Salvador Panelo cho biết, vụ bắt giữ là trái luật vì Philippines đã rút khỏi ICC và cơ quan này không còn thẩm quyền.

Trong nhiệm kỳ 2016-2022, ông Duterte đã phát động cuộc chiến chống ma túy, cho phép cảnh sát bắn chết các nghi phạm ma túy ngay tại chỗ mà không cần qua xét xử. Cảnh sát cho biết, chiến dịch đã khiến hơn 6.000 người thiệt mạng, nhưng các nhóm nhân quyền ước tính con số thực tế lên tới khoảng 30.000 người. ICC khẳng định có thẩm quyền trong trường hợp này vì chiến dịch chống ma túy xảy ra trong thời kỳ Philippines còn là thành viên của ICC.

Sau khi đến Hà Lan, ông Duterte sẽ bị đưa vào trại giam của ICC để chờ phiên tòa sơ thẩm. Tòa án có thể xem xét các cáo buộc và quyết định tiến hành phiên tòa chính thức. Nếu bị kết tội, ông có thể đối mặt với án tù chung thân.

Phó Tổng thống Philippines Sara Duterte, con gái của cựu Tổng thống Rodrigo Duterte, đã đến Hàn Lan nhằm sắp xếp đội ngũ pháp lý để hỗ trợ cha mình.

Trong khi đó, những người ủng hộ ông Duterte vẫn tin rằng, đây là sự can thiệp vào chủ quyền quốc gia, có thể sẽ có các biểu tình phản đối trong những ngày tới.

Vụ việc không chỉ là thử thách pháp lý đối với ICC mà còn đặt ra câu hỏi lớn về tình hình chính trị tại Philippines. Rạn nứt giữa những người ủng hộ ông Duterte và chính phủ Tổng thống Ferdinand Marcos có thể ngày càng sâu sắc, ảnh hưởng đến chính trường Philippines trong tương lai.

Mặt khác, liệu ICC có thực sự có thẩm quyền xét xử ông Duterte, khi Philippines đã rút khỏi Tòa án quốc tế? Liệu vụ việc này sẽ mở ra một cuộc đối đầu pháp lý gay gắt về quyền lực và thẩm quyền giữa các cơ quan quốc tế và chủ quyền quốc gia? Đây sẽ tiếp tục là một vấn đề "nóng" trong thời gian tới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) và Nam Phi bày tỏ hy vọng về một thỏa thuận hòa bình giữa Nga và Ukraine, nhằm chấm dứt cuộc xung đột kéo dài hơn ba năm qua.

Sau khi bị Tổng thống Donald Trump áp thuế quan bảo hộ thương mại 25% đối với thép và nhôm xuất khẩu vào thị trường Mỹ, Canada và EU đã đáp trả bằng việc áp thuế quan bảo hộ đối với một số dòng hàng hóa của Mỹ xuất khẩu vào thị trường Canada và EU.

Liên minh châu Âu (EU) vừa công bố gói đầu tư trị giá 4,7 tỷ euro (khoảng 5,1 tỷ USD) tại Nam Phi, trong bối cảnh quan hệ giữa cả EU và Nam Phi với Mỹ trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết.

Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte nhấn mạnh sự cần thiết phải đẩy mạnh sản xuất vũ khí, cảnh báo cả Mỹ và châu Âu đang tụt hậu so với Nga và Trung Quốc trong lĩnh vực này.

Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã yêu cầu Tòa án Tối cao Hoa Kỳ thu hẹp phạm vi các lệnh cấm trên toàn quốc đối với kế hoạch chấm dứt quyền công dân tự động cho những người sinh ra tại nước này.

Một chiếc máy bay của hãng hàng không American Airlines bất ngờ bốc cháy tại Sân bay Quốc tế Denver vào tối thứ Năm (13/3), gây hoang mang cho hành khách và nhân viên sân bay.