Nước sông Đáy dâng cao, cầu phao 'đắp chiếu' dài ngày

Những ngày qua, nước lũ sông Đáy dâng cao khiến toàn bộ cầu phao qua sông đã được tháo rời, buộc neo đậu gọn để đảm bảo ATGT.

Lối xuống cầu phao bắc qua sông Đáy thuộc đị bàn xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa đã hai ngày không mưa, nhưng nước chưa rút và vẫn phủ kín đường dẫn tới cầu.

Nhà gần cầu phao, ông Vũ Trung Thực (xã Sơn Công, huyên Ứng Hòa) cho biết, chưa bao giờ nước sông Đáy dâng cao như lần này. Cầu ngưng hoạt động, người dân nếu muốn qua sông, phải đi đường vòng qua cầu Mỹ Hòa, vừa xa, vừa bất tiện, nhất là với các cháu học sinh cấp 3 để đến được trường, phải đi một quãng đường dài 17km.

Cũng chịu cảnh ngập úng, nhưng lối dẫn xuống cầu phao nối xã Đồng Tiến, huyện Ứng Hòa và xã Lê Thanh, huyện Mỹ Đức còn trong tình trạng nặng nề hơn. Mênh mông biển nước, chẳng còn phân biệt được đâu là lối đi. Theo người dân địa phương, nước lũ trên sông Đáy dâng quá cao, không thể tiếp cận cầu phao. Có thể, phải mất 15-20 ngày nắng ráo, nước thượng nguồn không dồn về, giao thông mới trở về bình thường.

Trong thời gian mưa lũ, toàn bộ cầu phao, cầu tạm đều phải tạm tháo, ngắt nhịp, neo đậu gần bờ.

Sông Đáy đoạn qua huyện Ứng Hòa có 11 cây cầu, trong đó, có tới 6 cây cầu phao, cầu tạm. Trong thời gian mưa lũ này, toàn bộ cầu phao, cầu tạm đều phải tạm tháo, ngắt nhịp, neo đậu gần bờ để đảm bảo ATGT. Tuy nhiên, điều này cũng đã gây nhiều ảnh hưởng, hạn chế trong việc đi lại của người và phương tiện. Ngoài giải pháp đi đường xa, đường vòng, cách duy nhất để kết nối hai bên bờ sông chính là thụ động chờ nước rút để nối lại các nhịp cầu.

Ông Nguyễn Thành Hưng, Phó trưởng phòng Quản lý đô thị huyện Ứng Hòa cho biết: "UBND huyện Ứng hòa và UBND huyện Mỹ Đức cũng đã có phối hợp và đề xuất UBND thành phố và các sở, ban, ngành nghiên cứu để xây dựng các cây cầu mới, thay thế các cây cầu phao trên địa bàn để liên kết hai huyện".

Theo Sở Giao thông vận tải Hà Nội, toàn địa bàn thành phố Hà Nội có 144 cây cầu cần phải đầu tư cải tạo, sửa chữa; trong đó, có 89 công trình do quận, huyện, thị xã quản lý được đề xuất sớm đầu tư xây dựng mới, thay thế, cải tạo.

Trước hiện trạng giao thông ảnh hưởng, bởi cứ vào mùa mưa, lũ, cầu phao, cầu tạm lại nhiều lần bị gián đoạn, cấm khai thác, việc sớm phê duyệt, triển khai các dự án cầu kiên cố thay thế là điều rất cần thiết, cần làm sớm, làm nhanh để đảm bảo giao thông và giao lưu, phát triển kinh tế, xã hội.

Với người dân hai bên cầu, có những cây cầu kiên cố, thay thế cầu phao, cầu tạm là mong muốn của họ nhiều năm nay để không còn tình trạng, cứ bão, cứ lũ là cầu ngưng hoạt động, gây ảnh hưởng tới giao thông đi lại.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Một nam thanh niên đi xe máy đã gặp tai nạn vì sang đường ẩu, thiếu tập trung quan sát.

Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) số 6 (Phòng CSGT Hà Nội) sáng 21/5 đã triển khai hệ thống camera lưu động phạt nguội đầu tiên ở Hà Nội.

Để góp phần giúp người thu nhập thấp có nhà, Quỹ phát triển nhà ở xã hội nên áp dụng với nhà cho thuê, thay vì nhà thương mại như hiện nay.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường yêu cầu các địa phương miền Bắc, Bắc Trung Bộ khẩn trương triển khai biện pháp phòng tránh lũ quét, sạt lở, bảo đảm an toàn cho người dân và hạ tầng trước nguy cơ mưa lớn kéo dài từ ngày 22-24/5.

Ông Lê Tùng Vân, 93 tuổi, bị phạt 3 năm tù do có hành vi giao cấu với hai con gái ruột khiến họ sinh ba cháu bé.

Công tác dân vận khéo của huyện Ứng Hoà, TP. Hà Nội đã kêu gọi, vận động người dân ủng hộ hàng trăm triệu đồng để lắp camera, làm sân bóng...góp phần xây dựng nông thôn văn minh, hiện đại.