Nước Đức trước cuộc bầu cử quyết định
Đảng bảo thủ CDU, dưới sự lãnh đạo của ông Friedrich Merz, hiện đang dẫn đầu trong các cuộc thăm dò với khoảng 30% sự ủng hộ, và có khả năng sẽ trở thành đảng cầm quyền tiếp theo. Đảng cực hữu AfD đạt 20%, đảng Xanh ở mức 13%.
Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) của Thủ tướng Olaf Scholz có thể chỉ giành được 16% phiếu bầu, mức thấp nhất trong lịch sử hậu chiến của đảng này. Nếu kết quả này trở thành hiện thực, Thủ tướng Olaf Scholz sẽ trở thành nhà lãnh đạo có nhiệm kỳ ngắn nhất trong 50 năm qua, đồng thời là thủ tướng SPD duy nhất không tái đắc cử.
Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, việc thành lập một chính phủ đa số không phải điều dễ dàng. Trong bối cảnh chính trị Đức phân hóa sâu sắc, vấn đề di cư và cách đối phó với AfD sẽ khiến các cuộc đàm phán liên minh trở nên phức tạp.
Bà Janina Muetze, Giám đốc Viện nghiên cứu Civey, cho biết: “Đảng AfD hiện đang đứng ở vị trí thứ hai, và rất nhiều điều sẽ phụ thuộc vào số lượng các đảng nhỏ. Nếu họ không đạt ngưỡng 5% để vào quốc hội, điều đó sẽ thay đổi tỷ lệ quyền lực trong quốc hội".
Hàng trăm người biểu tình, cả ủng hộ và phản đối đảng AfD, đã xuống đường để bày tỏ quan điểm về sự trỗi dậy của các đảng cực hữu.
Cô Jasmin Bolli, người biểu tình phản đối đảng cực hữu AfD, chia sẻ: “Chính trị mà đảng AfD đang theo đuổi và các hoạt động kích động của họ là không thể chấp nhận được. Tôi ủng hộ nhân đạo và từ thiện, đó là những giá trị tôi tin tưởng".
Trong khi đó, thái độ của một bộ phận người dân Đức đối với vấn đề di cư đã thay đổi khi họ dành sự ủng hộ ngày càng lớn cho AfD. Cô Sophie Schneider, người ủng hộ đảng cực hữu AfD, nói: “Đảng AfD phản ánh đúng nguyện vọng của nhiều người dân, đặc biệt trong việc chống lại làn sóng người tị nạn. Đây là vấn đề đang gây lo ngại trong cộng đồng, và AfD thực sự đồng cảm với nỗi lo này".
Nếu các cuộc đàm phán liên minh kéo dài, Thủ tướng Đức Olaf Scholz sẽ tiếp tục giữ vai trò tạm quyền, nhưng không thể đưa ra những quyết định quan trọng về tương lai của nền kinh tế lớn nhất châu Âu. Điều này có thể trì hoãn các chính sách quan trọng nhằm phục hồi nền kinh tế sau hai năm suy thoái.
Đức đang đối mặt với sự cạnh tranh toàn cầu gay gắt, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu, và tình hình khó khăn này cần một chính phủ có thể hành động nhanh chóng. Kết quả cuộc bầu cử này không chỉ quyết định ai sẽ là nhà lãnh đạo tiếp theo của Đức mà còn thử thách khả năng đoàn kết và vượt qua các chia rẽ chính trị đang gia tăng trong xã hội.


Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan bày tỏ tin tưởng rằng Nga và Ukraine sẽ đạt được một số quyết định mang tính thỏa hiệp nhất định trong vài ngày tới để có thể bắt đầu đối thoại nhằm giải quyết xung đột.
Cảnh sát Anh đang tiến hành điều tra một vụ hỏa hoạn xảy ra ngày 12/5 tại ngôi nhà của Thủ tướng Keir Starmer ở phía Bắc thủ đô London.
Việc phong trào Hamas trả tự do cho con tin mang quốc tịch Israel và Mỹ - Edan Alexander đã nhận được sự hoan nghênh của cộng đồng quốc tế.
Nội các mới của Australia dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Anthony Albanese đã chính thức tuyên thệ nhậm chức trong sáng 13/5.
Phát biểu tại một cuộc họp báo ngày 12/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông mong đợi một “kết quả tốt đẹp” từ các cuộc đàm phán trực tiếp có thể diễn ra giữa Nga và Ukraine, ám chỉ rằng ông có thể tham gia.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký ban hành một sắc lệnh hành pháp ngày 12/5, với nội dung yêu cầu các công ty dược phẩm phải giảm giá thuốc tại Mỹ xuống mức tương đương với các quốc gia phát triển khác.
0