Nước Anh cân nhắc nghĩa vụ quân sự bắt buộc
Hãng tin BBC dẫn lời thủ tướng Anh Rishi Sunak cho biết ông sẽ đệ trình kế hoạch nghĩa vụ quân sự bắt buộc nếu Đảng Bảo thủ của ông vẫn nắm quyền sau cuộc tổng tuyển cử dự kiến diễn ra vào tháng 7 tới.

Theo kế hoạch này, tất cả thanh niên 18 tuổi sẽ phải phục vụ toàn thời gian trong quân đội hoặc tình nguyện một ngày cuối tuần một tháng, hoặc 25 ngày một năm ở các tổ chức cộng đồng như cảnh sát hoặc Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS).
Kế hoạch này dự kiến tiêu tốn khoản ngân sách khoảng 2,5 tỷ bảng Anh (tương đương 3,19 tỷ USD) mỗi năm. Thủ tướng Sunak lập luận rằng nghĩa vụ bắt buộc sẽ giúp vực dậy “tinh thần dân tộc” và “mang lại cơ hội thay đổi cuộc sống cho những người trẻ tuổi”.
“Đây là một đất nước tuyệt vời, nhưng các thế hệ thanh niên không có cơ hội trải nghiệm những điều họ xứng đáng có được. Có những thế lực đang cố gắng chia rẽ xã hội của chúng ta trong thế giới ngày càng bất ổn này”, thủ tướng Sunak nói.
“Tôi có một kế hoạch rõ ràng để giải quyết vấn đề này và đảm bảo tương lai của chúng ta. Tôi sẽ đưa ra một mô hình Nghĩa vụ Quốc gia mới để tạo ra ý thức chung và cảm giác tự hào mới về đất nước trong giới trẻ”, Thủ tướng Sunak cho rằng động thái này sẽ mang lại cho giới trẻ những cơ hội để học “các kỹ năng thực tế, làm những điều mới và đóng góp cho cộng đồng và đất nước”.
Chính trị gia này tuyên bố: “Là một người cha, tôi mong muốn hai cô con gái của mình thực hiện nghĩa vụ quốc gia. Tôi nghĩ chúng sẽ cảm thấy đây là một trải nghiệm bổ ích”.

Dự kiến, nếu tái đắc cử, Đảng Bảo thủ của thủ tướng Anh Rishi Sunak muốn thành lập Ủy ban Hoàng gia để hoàn thiện “Chương trình nghĩa vụ quốc gia” và triển khai thí điểm vào tháng 9 năm sau.
Trong kế hoạch dài 40 trang được soạn thảo bí mật, các cố vấn được cho là đã lập luận rằng việc tăng cường lực lượng vũ trang là cần thiết khi đối mặt với “các mối đe dọa quốc tế ngày càng tăng.” Tuy nhiên, kế hoạch này đã bị phe đối lập tại Anh chỉ trích. Họ cáo buộc Đảng Bảo thủ đã làm suy sụp nền kinh tế Anh và cắt giảm quân số.
Trong suốt chiều dài lịch sử 364 năm, quân đội Anh gần như duy trì là một lực lượng hoàn toàn tình nguyện, chế độ tòng quân chỉ từng được áp dụng trong Thế chiến I và Thế chiến thứ hai với tên gọi Nghĩa vụ Quốc gia và kết thúc vào năm 1960. Trong những thập kỷ qua, các lực lượng vũ trang Anh đã nhiều lần cắt giảm quân số, với số lượng binh sỹ giảm hơn 1/4 trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2024.


Tại hạt Siaya, miền Tây Kenya, một sáng kiến trồng cây kết hợp công nghệ số đang mở ra hướng đi mới cho nông nghiệp bền vững và bảo vệ môi trường.
Du khách quốc tế có thể hóa thân thành học sinh trung học một cách chân thực khi ghé thăm thị trấn Kimitsu, cách Thủ đô Tokyo (Nhật Bản) khoảng 60km.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cho biết, Washington và Bắc Kinh đã đạt được “tiến triển đáng kể” trong vòng đàm phán kéo dài hai ngày tại Geneva, Thụy Sĩ, về việc xoa dịu cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Phong trào Hamas bất ngờ tuyên bố vào đêm 11/5 rằng sẽ sớm phóng thích Edan Alexander, con tin người Mỹ cuối cùng còn sống bị giam giữ ở Gaza.
Ngành công nghệ thế giới đang chứng kiến những thay đổi nhanh chóng, cho thấy rõ áp lực không ngừng mà các "ông lớn" đang phải đối mặt trong hành trình đổi mới và thích nghi.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố ông sẵn sàng “đích thân” gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 15/5 tới, nhưng chỉ khi Moscow đồng ý ngừng bắn trước.
0