NƠXH phát triển ì ạch vì vướng thủ tục, quỹ đất

Quá trình đầu tư phát triển nhà ở xã hội vẫn còn nhiều khó khăn trong thực tế, dù hành lang pháp lý mới, đặc biệt là Luật Nhà ở, đem lại nhiều hy vọng cho phát triển phân khúc này.

Đất đai được cho là một trong những trở ngại lớn nhất đối với doanh nghiệp khi quyết định làm nhà ở xã hội. Mặc dù có quy định về việc các địa phương cần chủ động bố trí quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội. Song thực tế, hầu hết doanh nghiệp đều phải tự thực hiện giải phóng mặt bằng, gây ra nhiều khó khăn.

Để giải nút thắt này, Nhà nước cần đứng vai trò “cầm trịch”, thực hiện việc thu hồi đất và giao cho doanh nghiệp thực hiện dự án.

Doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm về kinh phí để đảm bảo nghĩa vụ tài chính. Bên cạnh đó, quy trình thủ tục liên quan đến đầu tư phát triển nhà ở xã hội đều cần có sự ưu ái hơn. Có như vậy, doanh nghiệp mới “mặn mà” với phân khúc nhà ở xã hội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

VNREA kiến nghị rút ngắn thời gian phê duyệt nhà ở xã hội xuống 25 ngày và bổ sung cơ chế minh bạch, khả thi để phát triển loại hình này.

Nguồn cung - cầu thị trường của loại hình bất động sản nghỉ dưỡng sẽ có những tín hiệu hồi phục nhất định nhưng khó có những đột biến trong ngắn hạn.

Tỉnh Bắc Giang đã triển khai 14 dự án nhà ở xã hội từ năm 2021 đến nay, với tổng quy mô sử dụng đất 60,56 ha, tổng số căn hộ dự kiến hình thành đạt khoảng 29.000 căn.

Đại biểu Quốc hội cho rằng nếu được đầu tư và phát triển, nhà ở xã hội sẽ đưa được thành quả trực tiếp vào tiêu dùng, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế - xã hội.

Thủ tướng đã chỉ đạo ưu đãi “gói vay nhân văn” để hướng tới người mua nhà là giới trẻ, chủ động tài chính nhưng khó mua nhà vì giá cao.

HoREA kiến nghị UBND TP. HCM chỉ đạo Sở Tài chính tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký kinh doanh cho thuê lưu trú ngắn ngày trong chung cư của cá nhân.