Nơi lưu giữ những làn điệu chèo

Ngôi làng Tri Trung vốn là nơi nổi tiếng với những buổi biểu diễn chèo, đặc biệt hơn, các diễn viên chính đều là những người dân trong làng. Dù bận rộn với công việc hàng ngày, người dân trong làng vẫn đam mê những làn điệu chèo, coi đó như một phần không thể thiếu trong cuộc sống yên bình của họ.

Hai anh em nhà anh Thái, chị Thơm là thành viên tích cực của đội chèo thôn Trung Lập, xã Tri Trung huyện Phú Xuyên. Dù bận thế nào thì anh chị cũng dành thời gian để tập hát cùng nhau mỗi ngày.

Ở Tri Trung có không ít gia đình có tới ba thế hệ đều tham gia đội chèo của thôn như gia đình bà Lê Thị Tuyết. Ngay từ trẻ bà đã yêu thích hát chèo. Và đến bây giờ khi nghỉ hưu đã nhiều năm, bà vẫn tranh thủ tập hát bất kể nơi đâu. Bà Tuyết chia sẻ: “Ngày xưa tôi vào đội văn nghệ hát chèo từ năm 1966, đến năm 1968 tôi đi dạy học. Trong khi đi dạy, tôi vẫn đam mê hát chèo. Ngày chiến tranh chống Mỹ, tất cả các gia đình cũng như bà con trong xã Tri Trung đều hăng say sản xuất để lấy nguồn lương thực gửi ra chiến trường và lo cuộc sống hàng ngày. Ngày sản xuất nhưng tối về vẫn phải học hát. Hiện tại, tôi đã về hưu hơn 30 năm rồi nhưng tôi vẫn tham gia tập luyện với đội hát chèo mỗi khi có hội nghị. Môn nghệ thuật hát chèo đã ăn sâu vào trong tôi từ khi còn nhỏ”.

Ông Lê Hữu Lá - một quân nhân đã đến tuổi nghỉ hưu, cũng là thành viên Câu lạc bộ chèo thôn Tri Trung đến nhà bà Tuyết để tập lại những bài hát chèo, chuẩn bị cho liên hoan các chiếu chèo sắp tới. Ông Lá cho biết: “Ngày xưa tôi đi bộ đội cũng trong đội văn nghệ, sau khi về thì tôi tham gia vào đội văn nghệ làng. Ngày trước tôi đi làm thợ xây, đi làm về, tối đến lại rủ bạn bè, anh em đến tập các bài chèo. Cứ rảnh lúc nào là chúng tôi lại tập lúc đấy, hát để cho đời tươi trẻ lại”.

Cô cháu gái bà Tuyết cũng bắt đầu biết đến các làn điệu chèo từ bà của mình. Những hôm câu lạc bộ tập luyện, cô bé thường theo bà ra sân đình để nghe hát và học thêm những làn điệu chèo của quê hương.

Ở thôn Trung Lập dường như ai cũng thích hát chèo. Thế nên những buổi sinh hoạt luôn thu hút rất đông người tham gia. Bà Lê Thị Nhuệ Phái (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ) cho hay: “Hiện nay tôi đang sống ở nội đô và tôi vẫn gắn bó với câu lạc bộ hát chèo. Tôi thường xuyên về sinh hoạt với câu lạc bộ vào thứ Bảy hàng tuần để cùng với anh chị em hát làn điệu chèo cổ. Anh chị em ở đây đều đủ hết các lứa tuổi, già có, trẻ có và có cả các cháu nhỏ tuổi. Tại câu lạc bộ còn có người đã đi bộ đội hoàn thành nhiệm vụ trở về, có những người là giáo viên, người là nông dân trồng rau cấy lúa… nhưng lại rất đam mê hát chèo. Đặc biệt, người dân Trung Lập ai cũng đều rất yêu hát chèo, kể cả người diễn cho đến người xem và tiếng hát chèo ở quê hương chúng tôi được ví như hơi thở, nhịp đập của trái tim”.

Ngày nào cũng vậy, cứ sau khi xong hết mọi việc, những người dân của thôn Trung Lập, xã Tri Trung lại gặp nhau tụ tập tại sân đình để thỏa mãn niềm say mê với hát chèo. Đó là cách để họ cùng nhau tận hưởng cuộc sống một cách giản dị như chính con người ở nơi đây.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với nhiều người, học trang điểm không chỉ là học một kỹ năng mềm, mà còn là học yêu bản thân mình theo một cách rất riêng. Bởi làm đẹp cho mình cũng chính là làm đẹp cho cuộc sống.

Được mệnh danh là lộc của trời, Vờ Vờ - thứ đặc sản nức tiếng ven sông Hồng mùa hạ được bao người sành ăn xuýt xoa khen ngợi. “Săn” được thức đặc sản quý hiếm đó chẳng hề đơn giản, chỉ ngắn ngủi đôi mươi phút khi trời mới tờ mờ sáng.

Không cần đến phòng gym, cũng không cần quá nhiều thiết bị, chỉ là một khoảng sân đủ rộng, vài động tác dưỡng sinh và những nụ cười tươi mỗi sáng là đủ để tạo nên một nhịp sống đáng quý của người cao tuổi.

Ốc om chuối đậu không chỉ là món ăn dân dã mà còn là một phần hồn cốt của ẩm thực Hà Nội. Từ những nguyên liệu bình dị như ốc, chuối xanh, đậu phụ, mắm tôm... người Hà Nội đã tạo nên một món ăn đậm đà, tinh tế và thấm đượm tình quê.

Nghệ sĩ, ca sĩ Quỳnh Hoa là một người con của Hà Nội luôn cất tiếng hát về Thủ đô bằng cả trái tim với tình yêu dành cho mảnh đất nơi mình sinh ra và lớn lên.

Hai giờ sáng, khi cả thành phố chìm trong giấc ngủ, ở làng Mạch Tràng, một ngày mới lại bắt đầu với những người làm bún.