Nỗi lo lương tăng đồng mốt, giá tăng đồng hai | Hà Nội tin mỗi chiều
Nỗi lo của người lao động 'lương tăng đồng mốt, giá tăng đồng hai'
Sáng ngày 20/12, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã họp về phương án tăng lương tối thiểu năm 2024. Sau buổi thảo luận với nhiều ý kiến và phương án khác nhau, Hội đồng Tiền lương quốc gia quyết định chọn phương án tăng lương tối thiểu vùng 6%. Đề xuất này sẽ được gửi tới Chính phủ xem xét, quyết định nhưng vẫn không kịp hoàn thiện để áp dụng từ đầu năm 2024. Thời điểm áp dụng mức lương mới, theo kiến nghị của Hội đồng, là từ 1/7/2024, cùng thời điểm thực hiện cải cách tiền lương khu vực nhà nước. Với lương tối thiểu vùng theo giờ, Hội đồng tiền lương quốc gia cũng thống nhất phương án tăng thêm 6% từ ngày 1/7/2024.
Các chuyên gia nhìn nhận, việc tăng lương tối thiểu vùng, lương tối thiểu giờ là quyết định khó do xu hướng kinh tế còn nhiều khó khăn, doanh nghiệp thiếu đơn hàng, tình trạng lao động thiếu việc làm, thất nghiệp vẫn có thể tăng. Tuy nhiên, thực tiễn đời sống hiện nay cho thấy, nếu không tăng lương, người lao động sẽ khó đáp ứng được cuộc sống trong bối cảnh lạm phát và lương cơ sở của khối nhà nước, lương hưu đã tăng từ tháng 7 vừa qua.

Tại nhiều doanh nghiệp hiện đều triển khai dạng “khoán” theo sản phẩm cho công nhân, làm bao nhiêu hưởng bấy nhiêu. Thế nên với một bộ phận người lao động, việc tăng lương không mấy liên quan, bởi đơn giá hầu như cố định. Nhà nước có quy định lương tăng bao nhiêu đi nữa thì cũng không ảnh hưởng đến những công nhân ăn lương theo sản phẩm.
Ở góc nhìn từ thực tế, mỗi lần rục rịch tăng lương lại một lần người lao động thêm phấp phỏng lo lắng. Quan sát những lần tăng lương trong thời gian vừa qua, khi tăng lương, tất cả các mặt hàng trên thị trường đều tăng theo. Thậm chí, việc tăng lương đang là dự thảo, dự kiến, thì giá cả các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu đã tăng. Người lao động luôn hụt hơi trong cuộc chạy đua theo giá.
Để việc tăng lương thực sự là niềm vui trọn vẹn, góp phần nâng cao đời sống, khuyến khích người lao động hăng say công tác thì cần tăng cường các giải pháp kiềm chế lạm phát, bình ổn giá đi kèm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát chặt về giá, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Qua đó, hạn chế tình trạng lương chưa tăng thì giá đã tăng, "lương tăng đồng mốt, giá tăng đồng hai".
Bên cạnh về chính sách tiền lương, cũng cần có những chính sách xã hội khác để thu nhập của người lao động đảm bảo cuộc sống, đảm bảo tái tạo sức lao động và gia tăng giá trị cống hiến. Các chính sách hỗ trợ người lao động, tăng cường hệ thống an sinh xã hội phải thực chất và thực tế.
Quyết liệt triển khai việc lập hóa đơn điện tử đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu
Tổng cục Thuế vừa có công điện gửi Cục trưởng Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc quyết liệt triển khai hiệu quả việc lập hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng dầu.
Tổng cục Thuế cho biết, tính đến ngày 19/12, một số cục thuế đã khẩn trương, tích cực triển khai các giải pháp để thúc đẩy các doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu trên địa bàn thực hiện được việc phát hành hóa đơn điện tử. Tuy vậy, một số cục thuế vẫn chưa đánh giá đúng tầm quan trọng, chưa quyết liệt thực hiện chỉ đạo này.
Trước đó, ngày 01/12/2023 Thủ tướng Chính phủ đã ký Công điện 1284 về tăng cường công tác quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu. Công điện này đặt ra những nhiệm vụ cụ thể mà các cơ quan chức năng cần thực hiện, trong đó có việc thúc đẩy quá trình chuyển đổi từ hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử.

Thời gian qua, việc sử dụng hóa đơn điện tử sau từng lần bán hàng lĩnh vực kinh doanh bán lẻ xăng dầu gặp không ít ý kiến trái chiều. Theo các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu, việc triển khai chính sách này không chỉ khiến doanh nghiệp gia tăng chi phí, mà thực tế người mua cũng chưa có thói quen lấy hóa đơn.
Theo các chuyên gia, việc áp dụng hóa đơn điện tử tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu là cần thiết, tuy nhiên, cần có giải pháp tối ưu và lộ trình để thay đổi thói quen, đảm bảo hài hòa lợi ích, tránh gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Thực ra việc xuất hóa đơn điện tử này không quá phức tạp vì hiện nay ở mỗi cây xăng đều có các máy đo đếm, tính tiền từ số lượng xăng bán ra. Vấn chỉ là thêm một thiết bị để xuất hóa đơn. Tuy vậy, chính sách nào cũng cần có độ trễ.
Việc đẩy mạnh số hóa góp phần tăng cường minh bạch trong công tác quản lý thuế là rất cần thiết, trong đó có lĩnh vực xăng dầu. Do đó, có thể xem xét giải pháp tổng thể hỗ trợ doanh nghiệp về chi phí đầu tư ban đầu như thiết bị, phần mềm, kết nối hệ thống và tìm giải pháp tối ưu nhất để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện.
Để giải quyết vấn đề thói quen của khách hàng trong việc lấy hóa đơn bán lẻ xăng dầu, cũng cần phải sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân theo hướng cho phép chi phí xăng dầu của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh được tính là chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế. Bởi trên thực tế, chi phí xăng dầu của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh là không hề nhỏ. Khi người dân nhận thấy lợi ích, chắc chắn sẽ tự giác thực hiện. Chỉ cần giải pháp này dù không muốn doanh nghiệp cũng phải thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử.
- Xây dựng, cải tạo chợ - cần các giải pháp đồng bộ | Hà Nội tin mỗi chiều
- Hà Nội sẽ phủ xanh phố phường | Hà Nội tin mỗi chiều
- Học trò bán trú vùng cao, 11 em hai gói mỳ tôm | Hà Nội tin mỗi chiều
- Tuyển hiệu trưởng – ‘Mở’ mà ‘đóng’? | Hà Nội tin mỗi chiều
- Bữa ăn thiếu đủ thứ’ của học trò vùng cao | Hà Nội tin mỗi chiều


Ngày 7/5 là ngày mà mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng không thể không nhớ về một dấu mốc chói lọi: Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Lần đầu tiên, khu vực kinh tế tư nhân được khẳng định là “một động lực quan trọng nhất” của nền kinh tế quốc dân, thay vì chỉ là “một trong những động lực” như cách tiếp cận trước đây.
Trong một động thái cứng rắn nhằm ngăn chặn tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ban hành Công điện yêu cầu các quận, huyện trên địa bàn kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp lấn chiếm, xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, ao hồ, đất công trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính.
Giữa dòng chảy sôi động của đổi mới và hội nhập, Hà Nội đang dần khẳng định vị thế là một trong những điểm sáng về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao – yếu tố then chốt cho sự bứt phá của Thủ đô trong tương lai.
“Bữa cơm ngon” không chỉ là chuyện vị giác. Với hàng nghìn suất ăn mỗi ngày tại các bếp ăn tập thể, “ngon” còn phải đi kèm với hai chữ “an toàn”. Nhưng giữa nhịp sống đô thị sôi động như Hà Nội, liệu có bao nhiêu bữa ăn đang thực sự được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng?
Thành phố Hà Nội đã công bố một kế hoạch quan trọng: tổ chức lại hệ thống khám chữa bệnh công lập theo ba cấp ban đầu, cơ bản và chuyên sâu. Đây là cách để người dân được khám đúng nơi, chữa đúng chỗ, mà không phải tất tả tìm kiếm, mỏi mòn chờ đợi.
0