Nợ xấu của các ngân hàng vẫn trong giới hạn cho phép
Xét báo cáo tài chính bán niên của một ngân hàng trong nhóm 4 ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước lớn nhất hệ thống, nhìn vào chỉ tiêu về phân loại nhóm nợ của ngân hàng này, so sánh hai thời điểm đầu năm và giữa năm thì số liệu cho thấy nợ dưới tiêu chuẩn tăng 33%, nợ nghi ngờ tăng 185%.

Với một ngân hàng TMCP tư nhân khác, các chỉ tiêu về nợ có khả năng mất vốn cũng tăng gần gấp đôi. Theo các chuyên gia, những diễn biến này là kết quả của những thời kỳ mà doanh nghiệp gặp phải khó khăn trong thời điểm năm 2022, 2023.
Anh Nguyễn Duy Khánh, Founder Công ty Tư vấn đầu tư FIG Investment, cho biết: "Thời kỳ suy thoái và gặp khó khăn của cả nền kinh tế trong những năm 2022, 2023 đã khiến cho các doanh nghiệp gặp phải khó khăn, khiến cho nguồn trả nợ bị chững lại và ảnh hưởng tới nợ xấu của các ngân hàng".
Bà Dorsati Madani, chuyên gia kinh tế cao cấp của WorldBank tại Việt Nam, cho hay: "Tỷ lệ nợ xấu cao lên, kèm theo đó là nhu cầu dự kiến về tăng dự phòng, bổ sung dự phòng tổn thất vốn vay đang gây thêm áp lực cho lợi nhuận của các ngân hàng vốn đã bị co kéo do thu nhập lãi thuần, phí và hoa hồng đang chững lại".

Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới về hệ thống ngân hàng, nợ xấu toàn hệ thống tăng mạnh, từ 1,9% năm 2022 lên 4,6% tổng dư nợ cho vay năm 2023. Tuy nhiên, theo thống kê từ 27 ngân hàng niêm yết, mức tăng của nợ xấu vẫn đang trong giới hạn cho phép và dự báo có thể đã đạt đỉnh.
Ông Nguyễn Đức Hoàng, chuyên viên phân tích ngành ngân hàng, Công ty Chứng khoán Bảo Việt, phân tích: "Nợ xấu có thể đã đạt đỉnh trong nửa đầu năm và sẽ giảm dần từ nay đến cuối năm. Cơ sở cho nhận định này đến từ việc tỷ giá đang hạ nhiệt, từ đó tạo điều kiện giảm lãi suất, giảm áp lực tài chính cho các doanh nghiệp đi vay, từ đó giúp cho nợ xấu giảm".
Bên cạnh đó, các chuyên gia kỳ vọng những giải pháp về mặt quản lý vĩ mô sẽ tiếp tục được triển khai và giúp cho nợ xấu được kiểm soát tốt hơn trong thời gian tới.
Bà Alka Anbarasu, nhà phân tích Moody’s Investors Service, cho biết: "Dù tỷ lệ nợ xấu có tăng thêm nhưng triển vọng của hệ thống ngân hàng vẫn ổn định, với các giải pháp từ chính phủ trong việc hâm nóng thị trường BĐS, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, nền kinh tế và hệ thống ngân hàng được kỳ vọng vẫn có thể tăng trưởng đạt mục tiêu trong thời gian tới".
Việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kéo dài thời gian cơ cấu nợ theo quy định tại Thông tư 02 cho đến ngày 31/12/2024 được kỳ vọng sẽ giúp các ngân hàng và doanh nghiệp có thêm thời gian để xử lý, từ đó giúp kéo giảm nợ xấu và tăng trưởng tín dụng bền vững hơn từ nay cho đến cuối năm.


Bộ Thương mại Mỹ (DOC) hôm 4/4 đã công bố quyết định sơ bộ trong cuộc điều tra chống bán phá giá đối với thép mạ nhập khẩu từ nhiều quốc gia, bao gồm Việt Nam.
Giá vàng nhẫn, vàng SJC ngày 5/4 đồng loạt giảm mạnh với giá mua vào vàng nhẫn chỉ còn hơn 96 triệu đồng/lượng.
Giá vàng đã giảm hơn 3% trong phiên giao dịch ngày 4/4 khi nhà đầu tư ồ ạt bán tháo nhằm bù đắp khoản thua lỗ do thị trường chứng khoán toàn cầu lao dốc sau tuyên bố về thuế quan của Tổng thống Mỹ.
Chính phủ Việt Nam đề nghị Mỹ tạm hoãn áp thuế đối ứng từ 1-3 tháng để đàm phán với tinh thần đảm bảo công bằng, cả hai bên cùng có lợi, theo Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc.
Nhờ sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo và tự động hóa, nhiều doanh nghiệp đang cắt giảm đáng kể ngân sách quảng cáo mà vẫn giữ được, thậm chí nâng cao hiệu quả bán hàng.
Ngân hàng Standard Chartered dự báo GDP của Việt Nam tăng trưởng mạnh ở mức 7,7% trong quý I/2025 (tăng từ mức 7,6% trong quý IV/2024).
0