Những nhà chờ xe buýt đẹp nhất Hà Nội
Ông Nguyễn Đăng Giang, quận Đống Đa, hàng ngày phải đến phố Huỳnh Thúc Kháng để đưa đón cháu đi học. Kể từ khi có tuyến xe buýt nhanh BRT, ông đã bỏ phương tiện cá nhân để đi xe buýt, vì theo ông đi xe buýt an toàn, nhanh, tiện ích, luôn đúng giờ, đặc biệt là có nhà chờ hiện đại nhất Thủ đô.
Ông Giang cho biết, BRT là một tuyến buýt hiện đại nên khá đúng giờ và tiện lợi; ngồi chờ xe thì nhà chờ sạch đẹp, thoáng mát.

Ông Bùi Xuân Thắng, quận Đống Đa cũng chia sẻ, nhà chờ BRT so với các nhà chờ xe buýt khác tốt hơn rất nhiều về sự thuận tiện, không bị mưa, nắng và chỗ chờ thì lịch sự, an toàn, khác với những nhà chờ xe buýt khác.
23 nhà chờ trên quãng đường hơn 13km từ trạm trung chuyển số 1 Kim Mã quận Ba Đình, kéo dài tới bến xe Yên Nghĩa quận Hà Đông, được thiết kế với đây đủ công năng của nhà chờ xe buýt nhanh theo chuẩn quốc tế. Đồng thời, được nghiên cứu để phù hợp với đặc thù giao thông trên các tuyến phố Hà Nội.
Tất cả các nhà chờ được thiết kế đồng bộ, khoa học, giúp hành khách tiếp cận xe buýt nhanh, thuận tiện, an toàn nhất, đặc biệt là người sử dụng xe lăn.
Phòng chờ xe buýt ốp vách kính cường lực, rộng rãi, sạch sẽ, đáp ứng được lưu lượng khách lớn, đảm bảo an toàn, tiện nghi cho khách đi xe. Cửa lên xe buýt là hệ thống kính trượt đóng mở tự động. Khách đi xe buýt BRT được quét mã để mua vé thuận tiện.
Anh Nguyễn Hồng Đoàn, quận Hà Đông cho biết, thanh toán tiền đi BRT cũng thuận lợi, nhanh, kể cả bằng tiền mặt lẫn chuyển khoản chỉ mất vài giây là thanh toán xong.
Toàn bộ kiến trúc công trình nhà chờ trên tuyến được thiết kế hiện đại, khung mái và cột bằng kết cấu thép, hình thức đơn giản, hài hòa với kiến trúc của tuyến giao thông và tuân thủ hệ thống nhận diện thương hiệu xe buýt Hanoi BRT.
Tốc độ khai thác của tuyến vào khoảng 22-25 km/h, sử dụng xe buýt sàn cao, sức chứa 90 hành khách, đảm bảo phục vụ nhu cầu hành khách lớn trong giờ cao điểm. Hệ thống nhà chờ BRT Hà Nội hiện vẫn được đánh giá cao , bởi sau 10 năm đi vào hoạt động vẫn được duy trì sạch, đẹp, phục vụ hàng vạn lượt khách đi lại mỗi ngày.


Hai giờ sáng, khi cả thành phố chìm trong giấc ngủ, ở làng Mạch Tràng, một ngày mới lại bắt đầu với những người làm bún.
Tháng 5 là thời điểm các gia đình làm cốm ở làng Mễ Trì bắt đầu một vụ cốm mới. Từ sáng sớm tinh mơ, những bàn tay đã thoăn thoắt rang cốm, giã cốm, gói cốm trong những tàu lá sen, lá duối thơm ngát.
Không quá nhiều người biết và cũng chẳng bán phổ thông như cà pháo muối, tuy nhiên cà bát muối vẫn là một món ăn kèm quen thuộc trên mâm cơm của nhiều người Hà Nội.
Khi một mẻ gốm mới được đưa vào lò, đích thân ông chủ lò sẽ nhóm lửa. Một vòng lặp dỡ lò, phơi than, đổ khuôn, dỡ khuôn, tráng men, vào lò, dỡ lò… lại bắt đầu.
Ở Hà Nội có những con phố cổ tồn tại hàng trăm năm. Đó không chỉ là nơi đi lại, là nơi buôn bán, mà còn trở thành một phần máu thịt của người Hà Nội. Những con phố ấy chở nặng nhịp sống bình dị, cần mẫn và những ký ức thầm thì cùng tháng năm…
Chơi cờ tướng đã trở thành niềm vui của nhiều người cao tuổi ở Hà Nội. Mỗi ngày, từ sáng đến chiều muộn, bên những gốc cây ven hồ, ghế đá công viên, hay trong các sân tập thể,... đã trở thành điểm hẹn của nhiều người yêu thích cờ tướng.
0