Những người treo mình ngoài cửa sổ

Với một đô thị phát triển như Hà Nội, những tòa nhà cao tầng mọc lên đòi hỏi các loại hình dịch vụ đi theo, trong đó có lau kính. Tưởng chừng là một công việc đơn giản, nhưng lau kính cho các tòa nhà cao hàng trăm mét không hề đơn giản. Công việc này không chỉ đòi hỏi sức khỏe, mà còn cần có những kỹ năng đặc biệt và tính kỷ luật, phối hợp rất cao.

Trong thiết kế các nhà cao tầng ở Hà Nội giờ đây kính được sử dụng khá phổ biến. Không chỉ mang lại vẻ đẹp hiện đại sang trọng cho căn nhà mà nó còn giúp mang đến không gian thoáng đãng và tràn ngập ánh sáng. Tuy nhiên kính cũng như các đồ nội thất khác, sau một thời gian sử dụng chúng đều bị lấm bẩn bởi nhiều tác động như: môi trường, thời tiết, hoạt động của con người… Và việc lau kính định kỳ là một công việc không thể thiếu trong nhịp sống ở các đô thị hiện đại.

Các công nhân làm công việc lau kính nhà cao tầng hầu hết là người ngoại tỉnh.
Với công việc mang tính nguy hiểm cao, công tác rèn luyện tính kỷ luật, tuân thủ nguyên tắc an toàn lao động rất quan trọng và được đội trưởng phổ biến kỹ trước khi bắt đầu công việc.
Với những người dân sống tại các chung cư hay làm việc tại các tòa nhà cao thì hình ảnh những “ người nhện” lau kính như thế này đã trở nên quen thuộc.
Chỉ trừ những ngày lễ tết hoặc trời mưa gió thì các anh mới nghỉ, còn lại ngày nào những người thợ cũng cần mẫn làm công việc lau kính, làm đẹp cho những tòa nhà cao tầng.
Theo định kỳ hàng tháng hoặc mỗi năm một lần, đặc biệt là vào cuối năm, gần Tết thì nhu cầu làm sáng sạch kính tại các tòa nhà lại càng cao. Chính vì vậy, tranh thủ khi thời tiết lý tưởng như trời không mưa, ít gió là các anh lại nhanh chóng làm việc cho kịp tiến độ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hai giờ sáng, khi cả thành phố chìm trong giấc ngủ, ở làng Mạch Tràng, một ngày mới lại bắt đầu với những người làm bún.

Tháng 5 là thời điểm các gia đình làm cốm ở làng Mễ Trì bắt đầu một vụ cốm mới. Từ sáng sớm tinh mơ, những bàn tay đã thoăn thoắt rang cốm, giã cốm, gói cốm trong những tàu lá sen, lá duối thơm ngát.

Không quá nhiều người biết và cũng chẳng bán phổ thông như cà pháo muối, tuy nhiên cà bát muối vẫn là một món ăn kèm quen thuộc trên mâm cơm của nhiều người Hà Nội.

Khi một mẻ gốm mới được đưa vào lò, đích thân ông chủ lò sẽ nhóm lửa. Một vòng lặp dỡ lò, phơi than, đổ khuôn, dỡ khuôn, tráng men, vào lò, dỡ lò… lại bắt đầu.

Ở Hà Nội có những con phố cổ tồn tại hàng trăm năm. Đó không chỉ là nơi đi lại, là nơi buôn bán, mà còn trở thành một phần máu thịt của người Hà Nội. Những con phố ấy chở nặng nhịp sống bình dị, cần mẫn và những ký ức thầm thì cùng tháng năm…

Chơi cờ tướng đã trở thành niềm vui của nhiều người cao tuổi ở Hà Nội. Mỗi ngày, từ sáng đến chiều muộn, bên những gốc cây ven hồ, ghế đá công viên, hay trong các sân tập thể,... đã trở thành điểm hẹn của nhiều người yêu thích cờ tướng.