Những lưu ý trong hợp đồng mua bán nhà ở
1. Giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán: Đây luôn là phần rất quan trọng của hợp đồng mua bán nhà mà bạn cần hết sức lưu ý.
Phần giá trị hợp đồng cần phải được ghi rõ ràng và chính xác đến từng con số một, thể hiện cả bằng số và bằng chữ.
Trước khi ký hợp đồng, các bạn cần trả lời những câu hỏi sau: Số tiền này bao gồm những chi phí gì? Đã có VAT, phí bảo trì, phí quản lý,...chưa? Phương thức thanh toán như thế nào? Nếu theo kỳ hạn cần ghi chính xác thời hạn thanh toán là khi nào? Các điều khoản đền bù hợp đồng cần phải rõ ràng. Cần chú ý đến lãi suất đền bù là bao nhiêu?
2. Tiêu chuẩn giao nhận nhà:
Các bạn cần xác định rõ ràng giữa diện tích thông thủy và diện tích tim tường. Bên cạnh đó, luôn chú ý kiểm tra các điều khoản về bàn giao hiện trạng về cả chất lượng nhà và nội thất.
Với các dự án hình thành trong tương lai, trong hợp đồng nên có thêm điều khoản chủ đầu tư cam kết tiêu chuẩn bàn giao tiện ích, thiết kế và chất lượng nhà.
3. Điều khoản ràng buộc, đền bù hợp đồng:
Đây là các điều khoản nhằm bảo vệ quyền lợi cho các bên giao dịch nên cần hết sức chú ý. Bạn nên xem các điều khoản đền bù này có hợp lý, có đẩy bản thân mình rơi vào các trường hợp bất lợi hay không.
Tương tự, nên đề nghị đối phương thêm vào một số điều khoản đền bù hợp đồng hợp lý để bảo vệ quyền lợi cho mình. Ngoài ra, số tiền phạt cần phải chính xác.
4. Hợp đồng mua bán nhà cần dựa trên nền tảng pháp luật:
Tuy là hợp đồng dân sự, các điều khoản trong hợp đồng mua bán nhà có thể điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của hai bên.
Tuy nhiên, các điều khoản đó bắt buộc phải được xây dựng trên nền tảng quy định pháp luật hiện hành. Có như vậy hợp đồng mua bán nhà mới được pháp luật công nhận và bảo về quyền lợi cho các bên tham gia giao dịch.


Quỹ Nhà ở quốc gia được đánh giá là giải pháp cần thiết để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp và trung bình.
Các tỉnh, thành phố trên cả nước đã hỗ trợ xóa hơn 168.000 nhà tạm, nhà dột nát tính đến ngày 28/3.
UBND thành phố Hà Nội giao Sở Tài chính đánh giá tổng thể về dự án đầu tư có sử dụng đất trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay nhằm xử lý số lượng lớn dự án chậm tiến độ.
Bộ Tư pháp đang thẩm định dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội, trong đó có đề xuất của Bộ Xây dựng về thí điểm giao chủ đầu tư nhà ở xã hội không thông qua đấu thầu.
TP.HCM đặt mục tiêu xây dựng hàng chục nghìn căn nhà ở xã hội mỗi năm nhưng nhiều dự án vẫn đang kéo dài vì thủ tục pháp lý, khiến hàng nghìn người mất cơ hội an cư lạc nghiệp.
120 triệu đồng/m² là mức trúng đấu giá cao nhất trong phiên đấu giá đất ngày 29/3 tại Sóc Sơn (Hà Nội).
0