Những làng quê chỉ còn người già và trẻ nhỏ

Vì cuộc sống mưu sinh, mong muốn lo cho gia đình con cái có cuộc sống tốt hơn, mà nhiều người chọn con đường xuất khẩu lao động. Cuộc sống, lao động ở nước ngoài cũng không ít vất vả, sóng gió. Người đi với muôn vàn day dứt, hi sinh. Người ở lại cũng đầy trống vắng, gồng gánh.

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cả năm 2023, số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng khoảng 155.000 người, số lượng cao nhất từ trước đến nay và tăng 8,55% so với năm 2022.

Hiện tại, có khoảng 650.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, với hơn 30 nhóm ngành nghề và thời hạn hợp đồng khác nhau. Hiện có hơn 500 doanh nghiệp được cấp phép đưa người Việt Nam lao động nước ngoài.

Xuất khẩu lao động không chỉ mang lại sinh kế cho người dân và gia đình của họ mà còn giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Chính vì thế mà nhiều người đã lựa chọn việc đi xuất khẩu lao động. Thậm chí là có những xã, cứ thanh niên đến tuổi là đi xuất khẩu lao động hết. Các gia đình và lớn hơn là các thôn, các xã, thiếu vắng bóng dáng của những người trong độ tuổi lao động. Nhiều nơi chỉ còn lại người già và trẻ nhỏ. Đây đã không còn là chuyện hiếm ở các huyện của Hà Nội nói riêng và nhiều địa phương khác.

Câu nói "trẻ cậy cha, già cậy con" không thể thực hiện ở những gia đình có con đi xuất khẩu lao động.

Năm nay đã ngoài 70 tuổi, sức khỏe lại ngày một yếu đi nên vợ chồng ông Nguyễn Hữu Bảo (xã Cộng Hòa, huyện Quốc Oai, Hà Nội) không thể lao động được như trước. Vì thế mà kinh tế trong nhà phụ thuộc chính vào con trai duy nhất đang tham gia xuất khẩu lao động tại Nhật Bản. Từ khi con trai sang làm việc ở nơi xứ người, cuộc sống gia đình cũng có nhều đổi thay tích cực. Ngoài chu cấp cho gia đình riêng của mình, con trai của ông bà còn giúp ông bà xây nhà, sắm sửa tivi, tủ lạnh, máy giặt, điều hòa, lò vi sóng... để bố mẹ có cuộc sống tiện nghi lúc tuổi già.

Là bậc làm cha, làm mẹ không ai muốn con mình phải đi làm xa nhà nhưng để có một cuộc sống gia đình ổn định thì việc phải hi sinh những giây phút đoàn viên là điều không thể tránh khỏi. Sinh con ra ai cũng thương con, nhưng vì cuộc sống mưu sinh, vì tương lai của các con, những người làm cha, làm mẹ như ông nhiều lúc nhớ con cũng chỉ biết giấu ở trong lòng, để con yên làm ăn nơi xứ người - ông Bảo tâm sự.

Sinh con ra ai cũng thương con, nhưng vì cuộc sống mưu sinh, vì tương lai của các con, những người làm cha, làm mẹ nhiều lúc nhớ con cũng chỉ biết giấu ở trong lòng.

Cũng giống như những hộ gia đình khác tại xã Cộng Hòa (huyện Quốc Oai), gia đình ông Nguyễn Tiến Thái cũng có 3 người con đang đi xuất khẩu lao động tại Hàn và Nhật Bản. Vì thế mà kinh tế gia đình cũng được cải thiện hơn đáng kể.

Người trẻ đi rồi nên ở nhà từ việc đồng áng đến việc nhà cửa, chăm sóc, lo lắng việc học hành của lũ trẻ, tất cả đều đến tay ông bà. Đôi khi ông bà cũng phải thay các con của mình làm cha, làm mẹ để các cháu không bị thiếu hụt tình cảm của bố mẹ.

Các con đi xuất khẩu lao động đã được 16 năm, cũng là từng ấy năm gia đình ông chưa được đoàn tụ đông đủ. Tuổi đã cao nên đôi khi ông cũng chỉ mong muốn đi các con đi xuất khẩu lao động một thời gian, có vốn rồi về ở gần gia đình để dạy dỗ các con và quây quần bên bố mẹ, nhưng vì tương lai của con cháu, cũng như hiểu thấu được sự vất vả khi phải xa xứ làm ăn nên nhiều lúc ông cũng chỉ dám gọi điện chốc lát để nghe tiếng con nói và biết được rằng con vẫn khỏe mạnh, bình an.

Tâm lý chung của người già cũng muốn ngày lễ tết được tập trung con cháu nhưng vì điều kiện không cho phép nên cũng phải chịu… Khoảng độ trên 10 năm nay chưa lúc nào gia đình tập trung được đầy đủ... ông Thái ngậm ngùi chia sẻ.

Nhờ xuất khẩu lao động, đời sống của người dân nhiều làng quê ngoại thành Hà Nội đã được cải thiện đáng kể

Ở những làng quê nghèo, xuất khẩu lao động vì mưu sinh, mong muốn lo cho gia đình con cái có cuộc sống tốt hơn, mà nhiều người phải xa xứ. Sinh sống, lao động ở nước ngoài cũng không ít vất vả, sóng gió. Người đi với muôn vàn day dứt, hi sinh. Người ở lại cũng đầy trống vắng, gồng gánh. Nhưng tất cả đều nỗ lực vì một tương lai chung.

Bữa cơm gia đình thiếu vắng người thân. Ai cũng nhớ… Nhưng ai cũng hiểu, người tha hương xứ người đang đối mặt với đầy sóng gió, gian truân, và cả nỗi cơ đơn. Vì thế họ cùng nhau san sẻ, thấu hiểu, cố gắng… để có một tương lai tươi sáng hơn cho tất cả.

Hiểu cho nhau, đặt vào vị trí của nhau. Và trên hết là tình yêu thương, sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình, sẽ giúp mỗi người trong các gia đình có người đi làm ăn xa, vượt qua giai đoạn khó khăn, thiếu vắng người thân bên cạnh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong kỳ họp vào tháng 12 tới, UBND thành phố Hà Nội dự kiến sẽ trình HĐND thành phố thông qua Nghị quyết về vùng phát thải thấp nhằm cụ thể hóa quy định tại Khoản 2, Điều 28, Luật Thủ đô (sửa đổi) năm 2024.

HĐND thành phố Hà Nội vừa thông qua nhiệm vụ quy hoạch và xây dựng ba khu công nghiệp tại các huyện Thường Tín và Sóc Sơn.

Các đơn vị chức năng quận Tây Hồ (Hà Nội) đang tiến hành xác định giá đất để triển khai giải phóng mặt bằng, thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp đường Tô Ngọc Vân.

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 6004/QD-UBND về việc phê duyệt “Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố”.

Để bảo đảm nguồn cung nông sản cho dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Hà Nội đang tập trung chỉ đạo ngành nông nghiệp và các địa phương đẩy nhanh tiến độ sản xuất cây trồng vụ đông, phấn đấu diện tích canh tác tăng 3.000 - 4.000 ha so với kế hoạch từ đầu năm.

Hà Nội là địa phương đầu tiên của cả nước thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng chống lãng phí theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm. Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo được công bố tại Hội nghị sáng nay (20/11) do Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh chủ trì.