Những góc nhìn để thành phố thông minh phát triển bền vững
Sáng 29/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đã khai mạc Hội nghị thành phố thông minh Việt Nam - châu Á 2023. Tới dự có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh.

Với chủ đề "Khai thác dữ liệu – Xây dựng thành phố thông minh, phát triển bền vững", Hội nghị sẽ diễn ra trong hai ngày từ ngày 29 đến 30/11 với ba chuyên đề chính, bao gồm các nội dung: Chính quyền, người dân và doanh nghiệp; Công nghệ, kết nối và dữ liệu, hợp tác - phát triển. Trong đó sẽ có nhiều hội thảo với các nội dung: Xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm; Thông minh hóa hạ tầng kỹ thuật - giải pháp thiết thực cho đô thị thông minh; Kinh nghiệm xây dựng thành phố thông minh, quy hoạch, xây dựng và vận hành thông minh, bền vững dựa trên nền tảng dữ liệu.

Đây sẽ là cơ hội giúp thành phố Hà Nội lựa chọn và tận dụng tốt hơn cơ hội để hiện thực hóa mục tiêu xây dựng thủ đô xanh, an toàn, phát triển nhanh và bền vững. Đồng thời các tỉnh, thành phố trên cả nước, các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp tham dự cũng sẽ có thêm góc nhìn mới trong định hướng xây dựng thành phố thông minh, phát triển bền vững.

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội nhấn mạnh: nhận thức và quyết tâm xây dựng thành phố Hà Nội văn minh, văn hiến, hiện đại, xứng tầm Thủ đô của một đất nước gần 100 triệu dân. Hà Nội có rất nhiều lợi thế quan trọng. Tuy nhiên, cũng cần giải quyết rất nhiều bài toán khó trong việc hài hòa giữa bảo tồn và phát triển; giữa đô thị hóa, phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, chăm sóc sức khỏe người dân.

Một thành phố phát triển bền vững là thành phố phát triển với mọi tiện ích thông minh, được thể hiện thông qua những lựa chọn “thông minh”, giải pháp “thông minh”, công nghệ “thông minh”. Vậy hiện nay, thực trạng xây dựng và phát triển đô thị thông minh của Hà Nội và các tỉnh thành trên cả nước đang diễn ra như thế nào? Những chính sách nào cần được khuyến nghị cho quá trình xây dựng thành phố thông minh bền vững của không chỉ Hà Nội mà còn của các tỉnh, thành phố khác để cùng nghiên cứu, tham khảo? Công nghệ số, chuyển đổi số, và đặc biệt là dữ liệu số sẽ đóng góp như thế nào vào quá trình phát triển. Mô hình thành phố thông minh nào trên thế giới mà Hà Nội có thể tham khảo?....

Với mong muốn có được câu trả lời cho những vấn đề nói trên, thành phố Hà Nội đã quyết định lựa chọn chủ đề “Khai thác dữ liệu - Xây dựng thành phố thông minh, phát triển bền vững” cho hội nghị quan trọng này.
Theo kế hoạch đến phiên bế mạc sẽ có Lễ trao giải thưởng thành phố thông minh Việt Nam 2023.







Bộ Xây dựng đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc phối hợp, hỗ trợ trong công tác kiểm định xe quá khổ, quá tải.
Mức phí qua cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây sau điều chỉnh có giá từ 9.000 đồng đến 448.000 đồng, tùy theo loại xe và quãng đường, áp dụng từ 5/5.
Tổng số vốn đầu tư công cần được các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng giải ngân là gần 9.400 tỷ đồng, trong tháng 4/2025.
Thanh tra Sở Xây dựng được giao phối hợp cùng các lực lượng kiên quyết xử lý các phương tiện kinh doanh vận tải hành khách chạy sai hành trình, chở quá số người quy định, xe chạy kiểu "rùa bò", dừng, đỗ đón trả khách sai quy định trong dịp nghỉ lễ.
Để phục vụ cho hành khách có thêm nhiều lựa chọn trong dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương và dịp 30/4-1/5 năm nay, hơn 40 chuyến tàu khách được tăng cường phục vụ người dân đi lại đến các thành phố du lịch như Đồng Hới, Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho biết sẽ có chính sách bảo lưu tiền lương, phụ cấp với người được bố trí nhiệm vụ thấp hơn hoặc không giữ chức vụ trong thời gian nhất định.
0