Những điều dưỡng tận tâm
Trong công tác chăm sóc sức khỏe người bệnh, người điều dưỡng đóng vai trò rất quan trọng, ngoài việc thực hiện các y lệnh của bác sĩ, còn trực tiếp tiếp xúc, thăm hỏi, động viên và chăm sóc người bệnh.
Tận tâm phục vụ, lấy nụ cười của trẻ thơ làm niềm vui của chính mình là phương châm sống và làm việc của điều dưỡng Nguyễn Thị Hiền, công tác tại Khoa Nhi - Bệnh viện đa khoa huyện Đông Anh.

Trên hành trình tìm lại sức khỏe cho các bệnh nhi, chị không chỉ thực hiện theo y lệnh của bác sĩ, mà còn tận tâm trong công tác chăm sóc người bệnh, linh hoạt, mềm dẻo trong mọi ứng xử.
Điều dưỡng Nguyễn Thị Hiền, Khoa Nhim Bệnh viện đa khoa huyện Đông Anh cho biết: "Nghề nào cũng là nghề cao cứu và đặc biệt chúng tôi lại chọn cái nghề làm trong ngành y là nghề cứu chữa bệnh nhân khỏi bệnh tật, ốm đâu để được khoẻ mạnh về nhà, thì với tôi đó làm một nghề rất là cao quý".

Còn với điều dưỡng Lê Thị Phương, làm việc tại Khoa Hồi sức tích cực chống độc là một thử thách không nhỏ khi đến với nghề.
Đặc thù của khoa hầu hết là các bệnh nhân nặng, mỗi ca trực ở đây như một cuộc chạy đua với thời gian, nhiều đêm trắng cùng đồng nghiệp giành giật sự sống mong manh cho người bệnh trong từng giây, từng phút.

Áp lực công việc đè nặng, nếu không có tình yêu công việc, sự hăng say thì không thể chăm sóc tốt cho bệnh nhân.
Ông Nguyễn Văn Tuấn, xã Xuân Thu, huyện Sóc Sơn, bày tỏ: "Ngoài sự quan tâm của các bác sĩ thì các điều dưỡng y tá ở đây cũng điều rất tận tình chăm sóc bệnh nhân. Hằng ngày, thì các cô điều dưỡng làm việc rất đúng giờ và tận tình từ khâu thay băng đến chăm sóc bữa ăn cho mẹ tôi, tôi cảm thấy rất là hài lòng".

Là bệnh viện có số lượng bệnh nhân đông, nhiều ca bệnh nặng nên công việc của điều dưỡng tại đây rất áp lực, nhất là một số khoa như: cấp cứu, hồi sức tích cực chống độc…
Tuy vậy, những điều dưỡng làm việc tại bệnh viện vẫn hăng say, tận tụy với nghề, luôn nỗ lực nâng cao chuyên môn cũng như y đức, góp phần rất lớn trong việc chăm sóc cho bệnh nhân.

BSCK II Đinh Thị Hồng Hoa, Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Đông Anh, cho biết: "Tăng cường các công tác tập huấn, đào tạo về chuyên môn, phát triển các kỹ năng nghề nghiệp.
Bên cạnh đó là tập huấn về giao tiếp ứng xử để đáp ứng được sự hài lòng của người bệnh. Bệnh viên cũng động viên với các diều dưỡng trong việc nghiên cứu chăm sóc người bệnh".

Được ví là những người có đôi tay mềm nhất, đôi tai thính nhất và trái tim đầy bao dung, nhân hậu, đội ngũ điều dưỡng chiếm trên 50% nhân lực trong các cơ sở y tế, đội ngũ điều dưỡng với công việc thầm lặng hàng ngày đã trở thành cánh tay đắc lực của hệ thống y tế với mục tiêu hướng đến là sự phục hồi sức khỏe của mỗi bệnh nhân.


Hơn 11.000 hộp thực phẩm chức năng (trà, sữa hạt, viên uống...) của CTCP thảo dược Mộc Can được quảng cáo sai sự thật, thổi phồng công dụng như thuốc chữa bệnh.
Hơn 100 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại Trung tâm Bảo trợ xã hội số 3 Hà Nội vừa được khám tim miễn phí.
Bàn chân bẹt là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ nhỏ dưới 6 tuổi do ở độ tuổi này lớp mỡ lòng bàn chân chưa tiêu hết, dáng đi còn đang hoàn thiện, việc đánh giá và can thiệp quá sớm có thể phản tác dụng.
254 ca mắc tay chân miệng đã được ghi nhận tại 28 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội trong tuần từ ngày 9-16/5,giảm 59 ca so với tuần trước.
Người bị xuất hiện ban xuất huyết hình sao hoặc mụn nước, kèm theo cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa, đau đầu dữ dội, có thể là dấu hiệu của tăng áp lực nội sọ và cần được xử lý y tế khẩn cấp.
Một bệnh nhân đau bụng dữ dội nhưng chủ quan không đi thăm khám, tự uống thuốc giảm đau khiến cấp cứu chậm trễ và gây vỡ ruột thừa.
0