Những địa danh mang tên Rồng nổi tiếng ở Việt Nam
Thăng Long - Hà Nội
Thăng Long là tên gọi của kinh đô của nước Đại Việt các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, Lê trung hưng, trải dài từ năm 1010 - 1788, ngày nay là Thủ đô Hà Nội.
Theo sử tích, vào tháng 8/1010, khi vua Lý Công Uẩn dời kinh đô từ Hoa Lư đến đất Đại La thì thấy rồng bay lên nên gọi tên kinh đô mới là Thăng Long, nghĩa là "rồng bay lên".

Ngày nay, Thăng Long - Thủ đô Hà Nội nổi tiếng với những con đường ngập lá mùa thu, Lăng Bác, chùa Một Cột, Văn miếu Quốc tử giám, hoàng thành Thăng Long…
Cầu Long Biên
Cầu Long Biên thường được người dân Hà Nội gọi một cách tự hào là “cầu Rồng”, một trong những biểu tượng của Thủ đô.
Cầu Long Biên được ví như “chứng nhân lịch sử”, nơi cùng Thủ đô Hà Nội trải qua bao thăng trầm, biến cố.

Về kiến trúc, cầu ghi dấu ấn đặc biệt khi sở hữu thiết kế hài hòa trên kết cấu xếp tầng chặt chẽ tựa như dáng rồng uốn lượn, vừa mạnh mẽ, hiên ngang lại vô cùng mềm mại.
Ngày nay, Hà Nội đã có thêm nhiều cây cầu bắc qua sông Hồng như: cầu Chương Dương, cầu Thăng Long, cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy, cầu Nhật Tân. Thế nhưng cầu Long Biên vẫn là biểu tượng không thể thay thế của Thủ đô, bởi kiến trúc cổ kính cùng những giá trị lịch sử lưu giữ qua hơn 120 năm.
Không chỉ là một di tích lịch sử, hiện nay cầu Long Biên còn trở thành một địa điểm tham quan, chụp ảnh hấp dẫn của du khách.
Vịnh Hạ Long
Cái tên Hạ Long bắt nguồn từ truyền thuyết về Rồng mẹ hạ xuống biển trong buổi đầu lập quốc của người Việt.
Cũng trong truyền thuyết về Hạ Long, nơi Rồng con hạ xuống được gọi là vịnh Bái Tử Long, đuôi rồng quẫy nước trắng xóa tạo thành đảo Bạch Long Vĩ. Là một phần trong quần thể di sản vịnh Hạ Long, với những hòn đảo xinh đẹp có bãi cát dài trắng xóa, vịnh Bái Tử Long ngày càng thu hút khách nước ngoài đến thăm quan, nghỉ dưỡng.

Hiện nay, vịnh Hạ Long được thế giới biết đến là kỳ quan thiên nhiên có một không hai bởi sở hữu quần thể núi đá, động thạch nhũ và bãi biển quyến rũ lòng người.
Bên cạnh đó, nơi đây còn là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái điển hình cùng với hàng nghìn loài động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng.
Bến Nhà Rồng
Bến Nhà Rồng (ngã ba sông Sài Gòn, quận 4, TP Hồ Chí Minh) là nơi vào ngày 5/6/1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành bắt đầu hành trình cứu nước.
Tên gọi bến Nhà Rồng có nguồn gốc từ hình tượng hai con rồng châu đầu vào mặt trăng theo mô típ "lưỡng long chầu nguyệt" được gắn trên nóc tòa nhà trụ sở thương cảng.

Ngày nay, địa điểm này đã trở thành Bảo tàng Hồ Chí Minh, nơi du khách có thể tìm hiểu kiến trúc tòa nhà, các chứng tích cách mạng, đồ lưu niệm của Bác…
Đồng bằng sông Cửu Long
Sông Mekong chảy qua Việt Nam, rồi đổ ra biển Đông theo 9 cửa sông. Vì vậy, tại Việt Nam, dòng sông này còn có tên là sông Cửu Long, tức là 9 con rồng cùng đổ ra biển. Đây cũng là tên gọi của vùng đồng bằng được hình thành do phù sa của các nhánh sông này bồi đắp.

Ngoài là vựa lúa, thủy sản chính của cả nước, đây còn là một trong những địa điểm thu hút du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, khám phá và tìm hiểu. Mỗi tỉnh của đồng bằng sông Cửu Long đều có một đặc điểm riêng, một thế mạnh riêng.
Long An
Tỉnh Long An có vị trí chiến lược quan trọng trong lịch sử, bởi đây là vùng đất chuyển tiếp giữa vùng đất cao Đông Nam Bộ và vùng trũng châu thổ sông Cửu Long, nằm áp sát phía Tây và Nam Sài Gòn và giáp với nước bạn Campuchia. Với vị trí chiến lược quan trọng ấy, Long An là nơi chiến sự diễn ra hết sức ác liệt, lâu dài, mà vai trò chính thuộc các thế hệ nhân dân.
Sau ngày giải phóng đất nước, Long An hợp nhất với tỉnh Kiến Tường và hai quận Đức Hòa, Đức Huệ của tỉnh Hậu Nghĩa để trở thành tỉnh Long An có địa giới hành chính như ngày nay.

Về Long An hôm nay, có thể nhận thấy sự phát triển mạnh mẽ của vùng đất giàu truyền thống anh hùng. Từ vùng Đồng Tháp Mười vốn hoang hóa ngày trước, nay đã thay da đổi thịt, trở thành vùng đồng bằng trù phú với những đồng lúa mênh mông, đê bao khép kín và là vùng sản xuất lương thực lớn của cả khu vực.


Sáng 19/3, Hà Nội trời nhiều mây nhưng không mưa, trời rét, đến trưa chiều giảm mây, trời nắng.
Trung ương Đoàn tối 18/3 đã tổ chức Lễ kỉ niệm 94 năm thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và trao giải thưởng Lý Tự Trọng năm 2025 cho 100 cán bộ đoàn xuất sắc toàn quốc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng phải được đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo hoàn thành vào tháng 6/2026.
Xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp chính là cơ hội để định hình sứ mệnh mới cho hệ thống chính trị cấp xã hướng đến nền quản trị địa phương hiện đại.
VEC đề xuất mở rộng cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình thêm hai làn xe với tổng kinh phí hơn 2.110 tỷ đồng.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương ban hành QCVN về khí thải đối với xe ô tô và xe mô tô đang lưu hành trong tháng 3 và 4/2025.
0